du an ecotown dự án eco town
8/10 2222222 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn dat nen nhon trach. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dat nen nhon trach. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Bán đất dự án Sunflowercity Nhơn Trạch 805 triệu

Bán đất Nhơn Trạch thuộc dự án Sunflower city

Vị trí: SLE-NO2 diện tích 161m2.

Đường lộ giới 17m.

Giá: 5 triệu/m2 Tổng chỉ 805 triệu/nền. Bao thuế phí sang nhượng hợp đồng với Phúc Khang.

Hạ tầng hoàn thiện tiện đầu tư đón đầu sân bay. Giá khu vực đang tăng lên cao.

Liên hệ: 0907786100

Hình thực tế khu đất:

Sơ đồ phân lô 1/500 dự án

Hạ tầng dự án đã triển khai

Hạ tầng đường 30m trong dự án.

 

 

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Dự Án Sunflower City

Sunflowercity một thành phố trẻ đã và đang hình thành tại Phía Đông Sài Gòn. Sunflowercity còn là nơi lý tưởng cho những cư dân năng động an cư. Các dịch vụ tiện ích  xung quanh tại sunflower city đảm bảo cho cuộc sống tiện nghi hòa trong thiên nhiên trong lành.

DỰ ÁN SUNFLOWER CITY - KHỞI ĐẦU MỚI CHO CUỘC SỐNG MỚI

DỰ ÁN SUNFLOWER CITY - NHƠN TRẠCH

Bạn và gia đình đang có nhu cầu mua đất nền để ở hoặc đầu tư cho tương lai ? Bạn đã biết đến thông tin quy hoạch siêu dự án Sân bay quốc tế Long Thành đã được quốc hội phê duyệt đầu tư ngày 25-06-2015? Vậy bạn hãy tìm hiểu thông tin về dự án Sunflower city cách sân bay chỉ 5 phút đi xe mà chúng tôi là chủ đầu tư đang rất được quan tâm nhé!

TỔNG QUAN DỰ ÁN SUNFLOWER CITY

Toạ lạc tại Xã Phước An, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai - 1 trong 5 tỉnh thành có dân số đông nhất nước và có tốc độ phát triển kinh tế chỉ sau Tp.HCM tại Đông Nam Bộ. Khu đô thị Sunflower city có quy mô lên đến 150 ha, trong đó đất khu ở chiếm 122,4ha tỷ lệ 81.57%, đất giao thông và công trình công cộng chiếm 27,52 ha tỷ lệ 18,43%. Các mẫu nhà được xây dựng theo bản thiết kế chi tiết 1/500, tạo nên không gian thông thoáng và luôn đảm bảo các mảng xanh công viên cũng như tiện ích của dự án Sunflower city.

Phối cảnh dự án Sunflower city



Thành phố trẻ Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào Tp. HCM nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt Nhơn Trạch là tâm điểm tam giác Tp. HCM – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án Sunflower city là một thành phố trẻ đã và đang hình thành tại Phía Đông Sài Gòn. Nơi lý tưởng cho những cư dân năng động an cư. Các dịch vụ tiện ích xung quanh đảm bảo cho cuộc sống tiện nghi hòa trong thiên nhiên trong lành

VỊ TRÍ DỰ ÁN SUNFLOWER CITY

Dự án Đất nền Sunflower city Tọa lạc ngay trung tâm hành chính của thành phố mới Nhơn Trạch, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố Thiên thời - Địa Lợi - Nhân Hoà với khoảng cách chỉ 30km đến trung tâm Quận 1, tương đương với các Quận như Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức và Quận 9 đồng thời gần hơn so với các huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc môn.

Vị trí dự án Sunflower city



Dự án Sunflower city là điểm giao giữa 5 tuyến đường cao tốc: Cao tốc Long Thành Dầu Giây, Cao tốc Bến Lức - Long Thành, Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, Đường Quốc Lộ 51 và Đường Vành đai 3 nên rút ngắn thời gian di chuyển đến Tp.HCm cũng như các tỉnh thành lân cận đặc biệt là chỉ mất 5 phút để đến sân bay Quốc Tế Long Thành, đây chính là điểm nhấn cũng như cơ hội đầu tư vào dự án Sunflower city. Đồng thời với địa hình cao nằm trên đất phù sa cổ có cao độ đến 25m so với mực nước biển tạo cho Sunflower ctiy một khí hậu mát mẻ quanh năm (trung bình 25 độ C)

Liên kết vùng dự án Sunflower city



Với vị trí địa lý đắc địa này, Khu đô thị Sunflower city là nơi hội tụ của 4 loại hình giao thông huyết mạch: THỦY- BỘ- KHÔNG- SẮT đang được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng mạnh mẽ và gấp rút hoàn thiện:

ĐƯỜNG THỦY: Các cụm cảng sông Đồng Nai: Cảng Thị Vải – Cái Mép, Cảng Cát Lái

ĐƯỜNG BỘ: Vành Đai 3 , Cao tốc Long Thành – Dầu Giây,Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và Đường Quốc Lộ 51

ĐƯỜNG KHÔNG: Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Quốc tế Long Thành

ĐƯỜNG SẮT : Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên, Đường sắt Nhơn Trạch – Quận 9

TIỆN ÍCH DỰ ÁN SUNFLOWER CITY

Dự án Sunflower city được thiết kế như một khu đô thị vừa xanh vừa cao cấp tựa vào những mảng xanh công viên, nhưng vẫn luôn đảm bảo các tiện ích phục vụ mọi nhu cầu cuộc sống của cư dân với Khu trung tâm hành chính, các trung tâm văn hoá - thể dục thể thao, trường liên cấp từ mẫu giáo đến cấp 3, Khu phố chuyên gia, khu nhà cao tầng, phố ẩm thực, chợ truyền thống và hàng chục công viên lớn nhỏ xen kẽ giữa những dãy nhà phố đồng bộ, hiện đại nhưng không kém phần tinh tế.

Phối cảnh dự án Sunflower city



PHÁP LÝ DỰ ÁN ĐẤT NỀN SUNFLOWER CITY

Sunflower city Là dự án có quy mô lên đến 150ha đã được phê duyệt chi tiết 1/500 và đã có sổ đổ từng lô nên đảm bảo về mặt pháp lý đem lại tính an toàn cho người mua để ở hoặc người mua đầu tư.

Sổ hồng dự án Sunflower city



MẶT BẰNG PHÂN LÔ VÀ MẪU NHÀ SUNFLOWER CITY

Mở bán Khu phố chuyên gia với các diện tích nhà phố liên kế 5mx19.5m, 6mx19.5m; Nhà liên kế vườn 6mx24.5m, 7mx23m; Biệt thự song lập 10mx24m; Biệt thự đơn lập 20.5mx26.5m.

Mặt bằng phân lô dự án Sunflower city



Mẫu nhà phố liên kế:



Mẫu nhà liên kế vườn:



Mẫu biệt thự song lập:



Mẫu biệt thự đơn lập:



GIÁ BÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN SUNFLOWER CITY

Phương thức thanh toán



Giá : Chỉ từ 3,5 triệu/m2 đến 7,5 triệu/m2 (chưa bao gồm VAT)

Hình chụp thực tế tại Dự án Sunflower city (Tháng 7-2015)

Hình chụp hạ tầng



Khu phố chuyên gia​



Giá : Chỉ từ 3,5 triệu/m2 đến 7,5 triệu/m2 (chưa bao gồm VAT)

Vui Lòng Liên Hệ : 090.836.8008 để được tư vấn tham quan

Đăng ký nhận thông tin dự án : TẠI ĐÂY

Nhân dịp mở bán khu phố chuyên gia, chúng tôi luôn dành tặng phần quà cho những khách hàng tham quan và những khách hàng đặt mua sẽ có cơ hội trúng các giải thưởng giá trị lên đến 1 tỷ đồng như: Trúng căn nhà trị giá 500tr, gói nội thất trị giá 50tr, gói điện máy...

Sunflower CitySunflowercityĐất nền Nhơn TrạchĐất nền dự ánĐất nền sổ đỏĐất nền dự ánĐất sổ đỏĐất giá rẻĐất nền giá rẻĐất dự ánĐất nền dự ánĐất nền Bình DươngĐất nền Long An, Đất Nhơn Trạchdu an sunflower citydu an eco sundat nen nhon trachdat nen san baydu an san baydat nen long thanhdu an dat nen long thanhdu an san bay long thanh

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Cục hàng không: Sân bay Long Thành lớn, vẫn xấu hổ

Đã hoàn thiện đề án
PV: Vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cùng Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đồng Nai để kiểm tra thực địa khu vực quy hoạch xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành và khẳng định việc xây dựng là rất cần thiết. Đây cũng không phải lần đầu tiên, Chính phủ lên tiếng về việc này. Trước sự quan tâm từ nhiều phía, hiện nay Cục hàng không đã có những chuẩn bị gì cho dự án này, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không: Cho đến thời điểm này, Cục hàng không vẫn đang phối hợp với Tổng công ty cảng hàng không VN chỉ đạo thực hiện hoàn thiện báo cáo để trình Hội đồng thẩm định.
Tất cả đang trong giai đoạn trình thông qua chủ trương lên Quốc hội, nên phải tập trung làm cho tốt dự án. Theo quy trình, đầu tiên trình Bộ, sau đó Bộ trình lên hội đồng sau đó trình lên Chính phủ, cuối cùng là Chính phủ trình lên Quốc hội.
Đây là giai đoạn hoàn thiện mọi nội dung đều nằm trong đề án. Tất nhiên để hoàn thiện được đề án thì phải chính xác tất cả nội dung đầy đủ. Việc Thủ tướng quan tâm cũng dễ hiểu.
PV: Việc thu hồi diện tích đất hơn 5000 ha cho dự án này, Cục đã triển khai đến đâu, có những khó khăn nào đang gặp phải?
Ông Lại Xuân Thanh: Theo quy định nhiệm vụ giải phóng mặt bằng giao cho tỉnh Đồng Nai.
Theo báo cáo gần đây nhất của tỉnh này thì đã lập xong đề án, các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, đã báo cáo cụ thể với hội đồng. Tỉnh đã lập xong phương án đền bù, giải phóng, tái định cư.
PV: Người dân khu vực quy hoạch đang lo lắng cho cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, đất không có, công việc cũng không, bên Cục hàng không và các cơ quan triển khai dự án đã có những tính toán cụ thể cho việc này hay không, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh: Trong cuộc họp của hội đồng thẩm định với tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư - Bùi Quang Vinh, cũng đã nói rất rõ về việc đảm bảo đời sống của người dân sau khi thu hồi đất.
Tỉnh đã báo cáo, nhưng cần tính toán tất cả khía cạnh từ đền bù, tái định cư, kể cả việc cho người dân, Hội đồng thẩm định cũng đã yêu cầu tỉnh Đồng Nai, lập phương án cụ thể, nên người dân cứ an tâm. Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương thì bắt tay thực hiện đề án.
PV: Với tổng số vốn đầu tư lên tới 7 tỷ USD, trong đó, nguồn vốn đối ứng là 1,7 tỷ USD, đây là con số không hề nhỏ. Thưa ông, cho đến nay, việc thu xếp vốn cho dự án này giờ đang cân nhắc như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: Việc tính toán nguồn vốn, kinh phí cũng nằm trong đề án. Theo chỉ đạo của chính phủ cũng như Bộ GTVT, đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước thì Đồng Nai sẽ chủ trì.
Cho đến nay, chúng tôi đã chỉ rõ, để thực hiện dự án có mấy nguồn vốn.
Thứ nhất, là nguồn ngân sách, nguồn của Tổng công ty cảng hàng không, nguồn vốn ODA, nhưng cái được nhấn mạnh, mà Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo, là phải đẩy mạnh hình thức BOT, TPP trong dự án Long Thành này.
Thứ hai, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tổng cảng không thể tự xây dựng bằng vốn của mình, ngân sách cũng không đủ nên cần các DN, nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nhà nước.
PV: Trước đây, ông đã từng khẳng định việc xây dựng sân bay Long Thành trên tính toán phải 10 năm nữa mới có thể hoàn thành, như vậy việc nới rộng Tân Sơn Nhất có phải là bước đệm, việc đầu tư 2 sân bay lớn cùng 1 lúc có ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư?
Ông Lại Xuân Thanh: Tôi khẳng định hoàn toàn không gối liền.
Vấn đề thứ nhất, theo quy hoạch của Tân Sơn Nhất thì phải đạt công suất thiết kế là 25 triệu hành khách. Năm 2013 đã đạt 20 triệu hành khách, chắc chắn đến 2020 thì coi như là hết công suất.
Vấn đề thứ 2, tốc độ tăng trưởng của Tân Sơn Nhất vẫn cao, trong khi sân bay vượt quá công suất hiện nay. Mấy tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng trên dưới 20%, đặt ra vấn đề trước khi có Long Thành thì Tân Sơn Nhất phải gánh được trách nhiệm lượng hành khách của mình.
Vấn đề thứ 3, việc nới rộng sân bay lần này, nó nằm trong quy hoạch, nói là mở rộng cũng không phải mở gì mới mà nới rộng nhà ga, sân đỗ, cải thiện hệ thống đường lăn, nâng cấp nhà ga nội địa cũ, không xây mới hạng mục nhà ga nào.
Đây là một dự án hết sức cấp bách, thực hiện việc quy hoạch, tiếp đó, để đảm bảo cho vị trí, vai trò của Tân Sơn Nhất cho đến khi Long Thành hoạt động.
PV: Mặc dù chưa được xây dựng thế nhưng các cơ sở hạ tầng gắn nối tới sân bay Long Thành cũng đã được quan tâm, thậm chí đưa vào hoạt động. Đây có phải những tính toán đầu tư chuẩn bị cho việc xây dựng sân bay này?
Ông Lại Xuân Thanh: Chúng tôi cũng chưa xây dựng được gì nhiều vì vẫn đang trong bước xây dựng dự án. Vì phải thông qua chủ trương mới tiến hành các bước cụ thể, đây mới là công tác chuẩn bị, phục vụ việc xây dựng.
Còn việc có một số cơ sở hạ tầng gắn liền với dự án này, thì là do quy hoạch Long Thành có từ trước, theo quy định thì các quy hoạch phải đồng bộ với nhau, cho nên khi thực hiện quy hoạch đường cao tốc thì phải có sự đồng bộ với quy hoạch sân bay.
Hiện tại là thông qua chủ trương đầu tư thôi chứ không phải là xây dựng.
Đây được đánh giá là sân bay lớn nhất Việt Nam, nhìn ra các nơi ngành hàng không vẫn cảm thấy xấu hổ, nhìn ra các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore, Malaysia, cơ sở hạ tầng hàng không của chúng ta đang ở mức yếu kém.
Sân bay lớn nhất của nước ta hiện nay là TSN, bây giờ mới mở rộng lên 25 triệu hành khách, còn các nước bạn thì đều hướng tới các sân bay toàn 80 đến 100 triệu hành khách.
Sức ép nguồn vốn
PV: Ông có thể cho biết chi tiết, cụ thể hơn các phương án và các giai đoạn triển khai dự án sân bay lớn nhất Việt Nam này?
Ông Lại Xuân Thanh: Chúng tôi đã đưa ra một phương án cao, một phương án thấp.
Phương án thấp là nếu mà bí về nguồn vốn thì rút gọn lại quy mô nhà ga, 1 đường băng. Nếu theo đúng quy hoạch, giai đoạn 1 sẽ xây 2 đường băng, 1 nhà ga 25 triệu hành khách, nhưng phải có nguồn vốn lớn.
Phương án thấp này, gọi là giai đoạn 1, trong giai đoạn 1 chia làm nhiều phân kỳ khác nhau, bắt đầu là phân kỳ 1 của giai đoạn 1, xây dựng 1 nhà ga và 1 đường bay cất cánh.
Trong điều kiện Tân Sơn Nhất vẫn khai thác, thì chúng ta rút gọn lại, giảm đầu tư lại bằng cách không phải thực hiện toàn bộ giai đoạn 1 theo quy hoạch, mà sẽ thực hiện từ từ, thì nguồn vốn sẽ giảm xuống nhiều.
Tất nhiên, mỗi phương án có lợi thế và nhược điểm của mình, cái phương án theo quy hoạch có điểm đầu tư đồng bộ, nhưng như vậy hạn chế việc nguồn vốn lớn, việc phân kỳ ra thì đỡ sức ép về nguồn vốn, về tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1.
Đối với Cảng hàng không, việc phân nhiều kỳ cũng có hạn chế của nó, tiếp tục hết phân kỳ 1 đã phải bắt tay vào phân kỳ 2, nhưng tất nhiên cũng như người xưa nói "cái khó bó cái khôn", nên phải làm ra 2 phương án, theo đúng quy hoạch và giảm nguồn vốn, có nghĩa chúng ta giảm được sức ép vốn ban đầu, nhưng kéo dài thời gian dầu tư, phân kỳ ra thì sẽ mất nhiều thời gian, mà trong đầu tư mà kéo dài thời gian sẽ bị hạn chế.
PV: Hiện nay, đang có nhiều thông tin xoay quanh việc, Bộ GTVT muốn cổ phần hóa các cảng hàng không, đến nay đã tiến hành thực hiện như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: Bộ trưởng chỉ đạo trong năm nay phải có ít nhất 1 cảng hàng không được cổ phần hóa. Tất nhiên, việc cổ phần hóa cảng hàng không sẽ có nhiều vấn đề hơn những DN kinh doanh bình thường khác vì cảng hàng không hoạt động kinh doanh khá đặc thù.
Tất cả các sân bay của VN đều là sân bay dùng chung, 1 cảng thì có các đơn vị quân đội vừa đóng quân, vừa sử dụng kết cấu hạ tầng, đó là đặc thù lớn nhất cần sử dụng khi cổ phần hóa.
Quyết tâm và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT là phải quyết tâm cổ phần hóa cái lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không sân bay, ban cán sự của Bộ GTVT đặt ra mục tiêu năm 2014 sẽ cổ phần được 1 cảng hàng không nào đó.
Nhưng đều đi đến mục tiêu cuối cùng là cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Thanh Huyền (Đất Việt)
Thông tin về sân bay Long Thành :

Giải mã việc giảm 1/3 công suất sân bay Long Thành

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nới Tân Sơn Nhất, xây sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

Sân bay Tân Sơn Nhất: từ 3.600ha còn... 1.500ha?

Xây mới sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Long Thành?

EuroCham: 'Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội'

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

 Dự án Eco Town - cộng đồng xanh- văn minh- hiện đại
 Dự án eco village – hòa mình vào thiên nhiên cùng gió và nước
 Nới rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài
Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

So với Hà Nội 3.323,6 km2 (dân số khoảng 6,7 triệu người), diện tích 2.095,6 km2 (dân số 7,6 triệu) của TP.HCM có thể nói là còn khá khiêm tốn. Riêng khu vực Cần Giờ với vùng rừng ngập mặn dự trữ sinh quyển đã chiếm 704 km2.


TP.HCM được đánh giá là đất chật người đông so với các tỉnh thành khác - Ảnh: Diệp Đức Minh
Do đó diện tích hữu dụng thực tế của TP.HCM chỉ vào khoảng 1.400 km2, nhỏ hơn Bangkok (1.569 km2, dân số 6,5 triệu) và Kuala Lumpur (2.486 km2, dân số 8,2 triệu). Các số liệu trên cho thấy việc đặt vấn đề mở rộng TP.HCM không hề phi thực tế, và thậm chí có thể gây ít tranh cãi hơn so với lần mở rộng Hà Nội gần đây.
Tuy vậy mở rộng TP.HCM để làm gì, theo hướng nào, sẽ đem đến lợi ích gì cho TP cũng như địa phương được sáp nhập là điều nên sơ lược tìm hiểu.
1. Để giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đã định hướng cho mình một trung tâm kinh tế vùng nhìn ra biển. Chúng ta có một mũi tên chỉ về hướng đông TP.HCM.
2. Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, việc phát triển TP.HCM về khu vực sa bồi của các dòng sông như Nhà Bè, Cần Giờ hoặc dịch sang phía Long An là tối kỵ. TP cần hướng đến những vùng đất cao ráo, nền móng ổn định, chi phí xây dựng thấp, không lo ngập lụt, triều cường. Chúng ta có hai mũi tên chỉ về hướng đông và hướng bắc TP.HCM.
3. Để giảm tải giao thông nội đô, giãn dân và phát triển công nghiệp, TP.HCM cần có một quỹ đất mới giá rẻ, mật độ xây dựng chưa cao, qui hoạch đền bù nhẹ, gần trung tâm nhất. Chúng ta có thêm một mũi tên chỉ về phía đông.
***
Nhơn Trạch rộng 410 km2, dân số 167 ngàn người, nhỏ hơn huyện Củ Chi (435 km2, dân số khoảng 350 ngàn). Nhơn Trạch nằm về phía đông TP.HCM, giao thông sẽ cực kỳ thuận tiện với hệ thống đường hiện hữu và sắp sửa khởi công như quốc lộ 51, cao tốc Long Thành - Dầu Dây, cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạchđường vành đai 3, đường Liên Cảng nối với Cái Mép của Bà Rịa - Vũng Tàu…
Trung tâm huyện Nhơn Trạch nằm trong bán kính 20 km từ quận 1, TP.HCM, cách sân bay Long Thành tương lai chỉ 10 km. Giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường hiện nay chỉ bằng từ 5% đến 10% giá của quận 2 và quận 7 của TP.HCM, bên kia sông Nhà Bè.
Nhơn Trạch sở hữu bờ đông của sông Nhà Bè, lòng sông rộng và sâu, thuận tiện phát triển một hệ thống cảng biển thay thế cảng Sài Gòn đang chuyển đổi chức năng, đồng thời liên kết hữu cơ với hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người Nhơn Trạch đã và đang chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ với sự ra đời rất nhiều khu công nghiệp thành công hai mươi năm nay. Trở thành người thành phố, thay vì sống bên lề TP.HCM năng động và thịnh vượng, tôi tin sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong cư dân bản địa.
Đó là cơ hội đặc biệt cho tất cả mọi người về kinh tế cũng như văn minh. Tách ra khỏi Long Thành từ năm 1994, đất rộng người thưa, sự sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM (nếu có) chắc chắn cũng không xuất hiện các phản vệ văn hóa tiêu cực như tiền lệ đây đó.
Nhận định cảm tính thì có khoảng 50% quyền sở hữu đất đai tại Nhơn Trạch thuộc về người TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác. Rất nhiều người dân quận 2 và quận 7, đi tìm một môi trường sống khoáng đãng đã chọn Nhơn Trạch để xây tổ ấm hoặc dưỡng già. Nhơn Trạch nếu trở thành một phần TP.HCM, cũng chỉ là đuổi theo thực tế mà thôi.
Về nhân dân Đồng Nai nói chung, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhơn Trạch chiếm 7% diện tích đất và 6,2% dân số Đồng Nai, không quá lớn để ảnh hưởng xấu đến toàn tỉnh nếu chia tách. Hơn nữa, vì đại cục, rất khó xuất hiện các quan điểm cực đoan.
Sẽ có người phản biện rằng địa giới hành chính chỉ có tính tương đối trong phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế mở hướng ra khu vực và thế giới. Tuy vậy vấn đề là có sự lệch pha phát triển của các địa phương, khi đề cập cụ thể đến Nhơn Trạch.
Thật vậy, Nhơn Trạch không phải là trung tâm, là động lực phát triển chính của Đồng Nai. Trong khi đó bên kia bờ sông Nhà Bè lại là quận 2 và quận 7 của TP.HCM, là trung tâm mới, bệ phóng mới mà người dân TP đã và đang chờ mong nhiều năm nay. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến hợp tác không đủ mạnh, đủ sâu giữa hai khu vực.
Xin nêu ví dụ nhỏ: Nhân dân Nhơn Trạch và TP.HCM từ lâu mơ ước có một chiếc cầu bắc qua bờ quận 7 hoặc quận 2, chi phí xây dựng tương đương cầu Phú Mỹ (hơn 3.000 tỉ đồng) hoặc gấp hai cầu Sài Gòn 2 (1.500 tỉ đồng), song hai địa phương chưa bao giờ nghiêm túc thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nguồn vốn vay ưu đãi từ trung ương vừa hoàn thành cầu Long Thành và chuẩn bị khởi công cầu quận 9 - Nhơn Trạch; cùng hai chiếc cầu nối tiếp nhau là Bình Khánh qua sông Soài Rạp và Phước Khánh qua sông Lòng Tàu trên đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, giá trị tổng cộng bằng 4 đến 6 lần cầu Phú Mỹ vì nó dài hơn và cao hơn.
Người Nhơn Trạch và TP.HCM thường xuyên sử dụng phà Cát Lái để đi lại thường tự trào đây là bến phà lớn nhất Đông Nam Á. Một kỷ lục ngược đời, bởi vì với lượng người và phương tiện qua lại mỗi ngày từ 50 ngàn đến 100 ngàn, thì xây cầu là một giải pháp tiết kiệm nhất và bắt buộc phải làm. Hằng ngày những chiếc phà 200 tấn được Đan Mạch viện trợ cho phà Mỹ Thuận và Cần Thơ xưa kia, vẫn cần cù chuyên chở những dòng người hối hả cùng có một giấc mơ về chiếc cầu hiện đại và tiện dụng.
Nếu Nhơn Trạch trở thành quận 13, TP.HCM, không những ước mơ một hai cây cầu sẽ trở thành hiện thực, mà nó còn chắp cánh cho con rồng Nhà Bè nâng TP.HCM lên một tầm cao mới, to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, khang trang hơn, không ngại biển lớn sóng to, gặt hái những vụ mùa kinh tế bền vững…
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân rất sơ lược của một tân công dân Nhơn Trạch, chắc chắn không tránh khỏi phiến diện, hời hợt, thậm chí ảo tưởng. Rất mong độc giả lượng thứ.
Trương Thái Du (*) từ báo thanh niên

Giải mã việc giảm 1/3 công suất sân bay Long Thành

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nới Tân Sơn Nhất, xây sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

Sân bay Tân Sơn Nhất: từ 3.600ha còn... 1.500ha?

Xây mới sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Long Thành?

EuroCham: 'Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội'

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

 Dự án Eco Town - cộng đồng xanh- văn minh- hiện đại

 Dự án Sunflowercity khởi đầu mới cho cuộc sống mới

 Dự án eco village – hòa mình vào thiên nhiên cùng gió và nước

 Xây dựng sân bay Long Thành là phương án tối ưu

Tiến độ thi công cầu Long Thành ( cầu Đồng Nai 2 )

 Nới rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật