du an ecotown dự án eco town
8/10 2222222 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn du an sunflowercity. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du an sunflowercity. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Chương trình lễ hội ẩm thực tại dự án Eco Sun kỷ niệm 20 năm Nhơn Trạch.

Dự án eco sun tổ chức lễ hội ẩm thực.

Chương trình Lễ hội ẩm thực là một trong chuỗi sự kiện tổ chức tại dự án eco sun mừng kỷ niệm thành lập TP mới Nhơn Trạch kết hợp cùng công ty CPĐT& XD Phúc Khang.

Chương trình sẽ được tổ chức tại đất nền eco sun vào ngày 30/08/2014 với sự hưởng ứng đông đảo khách mời và các ứng viên tham dự.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để khách hàng tại các nơi khác ghé thăm đất nền eco sun và khám phá văn hóa ẩm thực rất đặc trưng tại vùng đất Nhơn Trạch màu mỡ.


Theo đó, khách hàng đăng ký tham quan đất nền eco sun sẽ có xe đưa đón miễn phí tại các trung tâm siêu thị , thương mại và có cơ hội thưởng thức miễn phí các loại đặc sản tại Nhơn Trạch bao gồm các món ăn dân dã do chính các thí sinh đoạt giải trong ngày hội trình bày như: bánh bèo, bánh ướt, gỏi cuốn, ….. Tất cả các món ăn trình bày tại lễ hội ẩm thực eco sun được chính các đầu bếp làm thủ công và rất công phu.

Tương lai, khi cầu quận 9 được kết nối với Nhơn Trạch, người dân TP sẽ đến Nhơn Trạch chỉ chưa đầy 30 phút qua cây cầu này. Đồng thời, sân bay Long Thành đưa vào khai thác sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh cho vùng đất đầy tiềm năng Nhơn Trạch trong nay mai.

Chương trình tham quan dự án eco sun và tham gia lễ hội ẩm thực:
Đón khách: 8:00-8:30 AM tại các trung tâm thương mại đăng ký trước.
10:00AM : khách đến tham quan đất nền eco sun và tham gia chương trình ẩm thực tại eco sun.
11:00 AM: khách tham gia chương trình hội thảo cơ hội đầu tư an cư tại eco sun và tham gia chương trình rút thăm trúng thưởng.
Dự kiến 12:00 AM: trở về.

Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án liên quan :
1.dự án sunflower city,
2.dự án ecosun,
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn


Video dự án ecosun:


Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Hai nhánh đường dẫn mới cao tốc Long Thành sẽ được thông xe ngày 28/8

Rút ngắn đường vào cao tốc TP HCM - Long Thành

Từ 28/8, khi hai đường dẫn mới được thông xe, lộ trình ôtô từ Sài Gòn vào cao tốc TP HCM - Long Thành sẽ được rút ngắn khoảng 4 km so với trước và tất cả các loại xe đều được chạy vào cao tốc.

Thông xe 20 km cao tốc TP HCM - Dầu Giây
Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VECE, đơn vị khai thác tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây) cho biết kể từ ngày 28/8, hai nhánh đường dẫn mới (nhánh A2 - C1 và nhánh B1a - B2) của nút giao vành đai 2 sẽ được thông xe. Còn lộ trình cũ thuộc hai nhánh A1 và D1 đóng lại nên lộ trình của ôtô khi vào cao tốc so với trước đây sẽ ngắn hơn khoảng 4 km.


Theo đơn vị khai thác cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, từ ngày 28/8 sẽ cho tất cả các loại xe tải, xe rơmoóc chở container đi trên đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, thay vì chỉ cho xe từ 10 tấn trở xuống lưu thông như hiện nay.

Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam đang trình Bộ Tài chính về mức thu phí các loại xe tải trên 10 tấn, xe rơmoóc chở container.

Mức phí cụ thể sẽ được công bố trong những ngày tới.

Lộ trình mới vào cao tốc TP HCM - Long Thành

Lộ trình 1 : Đối với hướng lưu thông từ TP HCM vào cao tốc về Long Thành, xe chạy từ hướng cầu Phú Mỹ đến đường Nguyễn Duy Trinh (màu cam) thì rẽ vào nhánh A2, C1 (đường màu xanh lá) để lên đường cao tốc; Xe từ ngã tư Bình Thái (xa lộ Hà Nội) đến đường Nguyễn Duy Trinh (màu xanh dương) đi thẳng đến ngã tư Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 rồi quay đầu theo xòng xoay ngược trở lại sau đó rẽ phải vào nhánh A2, C1 để lên đường cao tốc.

Xe đi đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ quận 2 sang quận 9 (màu vàng) đi tới ngã tư Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 thì rẽ trái vào đường vành đai 2 rồi rẽ phải vào nhánh A2, C1; Xe đi đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ quận 9 sang quận 2 (màu tím) khi tới ngã tư Nguyễn Duy Trinh - vành đai 2 thì rẽ phải vào đường vành đai 2 rồi rẽ vào nhánh A2, C1.
Còn các xe đi đường cao tốc hướng từ Long Thành về TP HCM khi tới nút đường vành đai 2 thì rẽ xuống nhánh B1a - B2 (màu đỏ) để xuống đường vành đai 2 để đi vào các đường trong thành phố.


Lộ trình 2 : Với hướng lưu thông từ Đồng Nai vào cao tốc về TP HCM, xe đi trên quốc lộ 51 hướng từ Vũng Tàu - Biên Hòa (màu xanh dương) khi đến nút giao quốc lộ 51 thì rẽ trái vào nhánh A để vào đường cao tốc về TP HCM; Loại xe tải dưới 10 tấn và xe khách dưới 30 chỗ đi trên quốc lộ 51 hướng Vũng Tàu - Biên Hòa (màu cam) khi tới nút giao quốc lộ 51 thì rẽ phải vào nhánh C sau đó quay đầu rẽ trái để vào đường cao tốc đi TP HCM.


từ vnexpress.net
Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án liên quan :
dự án sunflower city, dự án ecosun, dựán ecovilage
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Cục hàng không: Sân bay Long Thành lớn, vẫn xấu hổ

Đã hoàn thiện đề án
PV: Vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cùng Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đồng Nai để kiểm tra thực địa khu vực quy hoạch xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành và khẳng định việc xây dựng là rất cần thiết. Đây cũng không phải lần đầu tiên, Chính phủ lên tiếng về việc này. Trước sự quan tâm từ nhiều phía, hiện nay Cục hàng không đã có những chuẩn bị gì cho dự án này, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không: Cho đến thời điểm này, Cục hàng không vẫn đang phối hợp với Tổng công ty cảng hàng không VN chỉ đạo thực hiện hoàn thiện báo cáo để trình Hội đồng thẩm định.
Tất cả đang trong giai đoạn trình thông qua chủ trương lên Quốc hội, nên phải tập trung làm cho tốt dự án. Theo quy trình, đầu tiên trình Bộ, sau đó Bộ trình lên hội đồng sau đó trình lên Chính phủ, cuối cùng là Chính phủ trình lên Quốc hội.
Đây là giai đoạn hoàn thiện mọi nội dung đều nằm trong đề án. Tất nhiên để hoàn thiện được đề án thì phải chính xác tất cả nội dung đầy đủ. Việc Thủ tướng quan tâm cũng dễ hiểu.
PV: Việc thu hồi diện tích đất hơn 5000 ha cho dự án này, Cục đã triển khai đến đâu, có những khó khăn nào đang gặp phải?
Ông Lại Xuân Thanh: Theo quy định nhiệm vụ giải phóng mặt bằng giao cho tỉnh Đồng Nai.
Theo báo cáo gần đây nhất của tỉnh này thì đã lập xong đề án, các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, đã báo cáo cụ thể với hội đồng. Tỉnh đã lập xong phương án đền bù, giải phóng, tái định cư.
PV: Người dân khu vực quy hoạch đang lo lắng cho cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, đất không có, công việc cũng không, bên Cục hàng không và các cơ quan triển khai dự án đã có những tính toán cụ thể cho việc này hay không, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh: Trong cuộc họp của hội đồng thẩm định với tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư - Bùi Quang Vinh, cũng đã nói rất rõ về việc đảm bảo đời sống của người dân sau khi thu hồi đất.
Tỉnh đã báo cáo, nhưng cần tính toán tất cả khía cạnh từ đền bù, tái định cư, kể cả việc cho người dân, Hội đồng thẩm định cũng đã yêu cầu tỉnh Đồng Nai, lập phương án cụ thể, nên người dân cứ an tâm. Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương thì bắt tay thực hiện đề án.
PV: Với tổng số vốn đầu tư lên tới 7 tỷ USD, trong đó, nguồn vốn đối ứng là 1,7 tỷ USD, đây là con số không hề nhỏ. Thưa ông, cho đến nay, việc thu xếp vốn cho dự án này giờ đang cân nhắc như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: Việc tính toán nguồn vốn, kinh phí cũng nằm trong đề án. Theo chỉ đạo của chính phủ cũng như Bộ GTVT, đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước thì Đồng Nai sẽ chủ trì.
Cho đến nay, chúng tôi đã chỉ rõ, để thực hiện dự án có mấy nguồn vốn.
Thứ nhất, là nguồn ngân sách, nguồn của Tổng công ty cảng hàng không, nguồn vốn ODA, nhưng cái được nhấn mạnh, mà Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo, là phải đẩy mạnh hình thức BOT, TPP trong dự án Long Thành này.
Thứ hai, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tổng cảng không thể tự xây dựng bằng vốn của mình, ngân sách cũng không đủ nên cần các DN, nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nhà nước.
PV: Trước đây, ông đã từng khẳng định việc xây dựng sân bay Long Thành trên tính toán phải 10 năm nữa mới có thể hoàn thành, như vậy việc nới rộng Tân Sơn Nhất có phải là bước đệm, việc đầu tư 2 sân bay lớn cùng 1 lúc có ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư?
Ông Lại Xuân Thanh: Tôi khẳng định hoàn toàn không gối liền.
Vấn đề thứ nhất, theo quy hoạch của Tân Sơn Nhất thì phải đạt công suất thiết kế là 25 triệu hành khách. Năm 2013 đã đạt 20 triệu hành khách, chắc chắn đến 2020 thì coi như là hết công suất.
Vấn đề thứ 2, tốc độ tăng trưởng của Tân Sơn Nhất vẫn cao, trong khi sân bay vượt quá công suất hiện nay. Mấy tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng trên dưới 20%, đặt ra vấn đề trước khi có Long Thành thì Tân Sơn Nhất phải gánh được trách nhiệm lượng hành khách của mình.
Vấn đề thứ 3, việc nới rộng sân bay lần này, nó nằm trong quy hoạch, nói là mở rộng cũng không phải mở gì mới mà nới rộng nhà ga, sân đỗ, cải thiện hệ thống đường lăn, nâng cấp nhà ga nội địa cũ, không xây mới hạng mục nhà ga nào.
Đây là một dự án hết sức cấp bách, thực hiện việc quy hoạch, tiếp đó, để đảm bảo cho vị trí, vai trò của Tân Sơn Nhất cho đến khi Long Thành hoạt động.
PV: Mặc dù chưa được xây dựng thế nhưng các cơ sở hạ tầng gắn nối tới sân bay Long Thành cũng đã được quan tâm, thậm chí đưa vào hoạt động. Đây có phải những tính toán đầu tư chuẩn bị cho việc xây dựng sân bay này?
Ông Lại Xuân Thanh: Chúng tôi cũng chưa xây dựng được gì nhiều vì vẫn đang trong bước xây dựng dự án. Vì phải thông qua chủ trương mới tiến hành các bước cụ thể, đây mới là công tác chuẩn bị, phục vụ việc xây dựng.
Còn việc có một số cơ sở hạ tầng gắn liền với dự án này, thì là do quy hoạch Long Thành có từ trước, theo quy định thì các quy hoạch phải đồng bộ với nhau, cho nên khi thực hiện quy hoạch đường cao tốc thì phải có sự đồng bộ với quy hoạch sân bay.
Hiện tại là thông qua chủ trương đầu tư thôi chứ không phải là xây dựng.
Đây được đánh giá là sân bay lớn nhất Việt Nam, nhìn ra các nơi ngành hàng không vẫn cảm thấy xấu hổ, nhìn ra các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore, Malaysia, cơ sở hạ tầng hàng không của chúng ta đang ở mức yếu kém.
Sân bay lớn nhất của nước ta hiện nay là TSN, bây giờ mới mở rộng lên 25 triệu hành khách, còn các nước bạn thì đều hướng tới các sân bay toàn 80 đến 100 triệu hành khách.
Sức ép nguồn vốn
PV: Ông có thể cho biết chi tiết, cụ thể hơn các phương án và các giai đoạn triển khai dự án sân bay lớn nhất Việt Nam này?
Ông Lại Xuân Thanh: Chúng tôi đã đưa ra một phương án cao, một phương án thấp.
Phương án thấp là nếu mà bí về nguồn vốn thì rút gọn lại quy mô nhà ga, 1 đường băng. Nếu theo đúng quy hoạch, giai đoạn 1 sẽ xây 2 đường băng, 1 nhà ga 25 triệu hành khách, nhưng phải có nguồn vốn lớn.
Phương án thấp này, gọi là giai đoạn 1, trong giai đoạn 1 chia làm nhiều phân kỳ khác nhau, bắt đầu là phân kỳ 1 của giai đoạn 1, xây dựng 1 nhà ga và 1 đường bay cất cánh.
Trong điều kiện Tân Sơn Nhất vẫn khai thác, thì chúng ta rút gọn lại, giảm đầu tư lại bằng cách không phải thực hiện toàn bộ giai đoạn 1 theo quy hoạch, mà sẽ thực hiện từ từ, thì nguồn vốn sẽ giảm xuống nhiều.
Tất nhiên, mỗi phương án có lợi thế và nhược điểm của mình, cái phương án theo quy hoạch có điểm đầu tư đồng bộ, nhưng như vậy hạn chế việc nguồn vốn lớn, việc phân kỳ ra thì đỡ sức ép về nguồn vốn, về tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1.
Đối với Cảng hàng không, việc phân nhiều kỳ cũng có hạn chế của nó, tiếp tục hết phân kỳ 1 đã phải bắt tay vào phân kỳ 2, nhưng tất nhiên cũng như người xưa nói "cái khó bó cái khôn", nên phải làm ra 2 phương án, theo đúng quy hoạch và giảm nguồn vốn, có nghĩa chúng ta giảm được sức ép vốn ban đầu, nhưng kéo dài thời gian dầu tư, phân kỳ ra thì sẽ mất nhiều thời gian, mà trong đầu tư mà kéo dài thời gian sẽ bị hạn chế.
PV: Hiện nay, đang có nhiều thông tin xoay quanh việc, Bộ GTVT muốn cổ phần hóa các cảng hàng không, đến nay đã tiến hành thực hiện như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: Bộ trưởng chỉ đạo trong năm nay phải có ít nhất 1 cảng hàng không được cổ phần hóa. Tất nhiên, việc cổ phần hóa cảng hàng không sẽ có nhiều vấn đề hơn những DN kinh doanh bình thường khác vì cảng hàng không hoạt động kinh doanh khá đặc thù.
Tất cả các sân bay của VN đều là sân bay dùng chung, 1 cảng thì có các đơn vị quân đội vừa đóng quân, vừa sử dụng kết cấu hạ tầng, đó là đặc thù lớn nhất cần sử dụng khi cổ phần hóa.
Quyết tâm và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT là phải quyết tâm cổ phần hóa cái lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không sân bay, ban cán sự của Bộ GTVT đặt ra mục tiêu năm 2014 sẽ cổ phần được 1 cảng hàng không nào đó.
Nhưng đều đi đến mục tiêu cuối cùng là cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Thanh Huyền (Đất Việt)
Thông tin về sân bay Long Thành :

Giải mã việc giảm 1/3 công suất sân bay Long Thành

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nới Tân Sơn Nhất, xây sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

Sân bay Tân Sơn Nhất: từ 3.600ha còn... 1.500ha?

Xây mới sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Long Thành?

EuroCham: 'Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội'

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

 Dự án Eco Town - cộng đồng xanh- văn minh- hiện đại
 Dự án eco village – hòa mình vào thiên nhiên cùng gió và nước
 Nới rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài
Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật