du an ecotown dự án eco town
8/10 2222222 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn san bay long thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn san bay long thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Dự án sân bay lớn nhất Việt Nam vẫn còn chậm trễ

Trong khi vẫn loay hoay với sân bay Long Thành, nhiều sân bay khác đều đang quá tải.

Dự án sân bay lớn nhất Việt Nam vẫn còn chậm trễ
Sự chậm trễ xây dựng Sân bay Long Thành khiến Việt Nam đánh mất cơ hội trở thành một trong số ít trung tâm hàng không của khu vực. Có ý kiến cho rằng, chúng ta đang phải trả giá cho sự chậm trễ, trong khi nhiều nước thu được nhiều lợi ích từ việc xây mới và nhiều dự án mở rộng sân bay.

Sau cuộc họp vào giữa tháng 8 vừa qua, Hội đồng thẩm định quốc gia đã cơ bản thống nhất về báo cáo đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai, gọi tắt là dự án sân bay Long Thành). Hiện, Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đang chỉnh sửa một số nội dung cuối cùng để trình Thủ tướng phê duyệt.

Với quy mô đầu tư lên đến 7,8 tỷ USD, sân bay Long Thành sẽ phải trình Quốc hội. Theo dự thảo báo cáo, nếu được Quốc hội thông qua, dự án này phải tiến hành thu xếp tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng để khởi công vào năm 2016 và đến tận 2023-2025, sân bay này mới được đưa vào khai thác.
Sân bay Long Thành sau khi hoàn thành có công suất từ 80 đến 100 triệu khách/năm, thay thế sân bay Tân Sơn Nhất; trở thành sân bay lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dự án cũng vẽ ra tương lai về một thành phố sân bay, có thể thu tiền của các hãng hàng không từ dịch vụ sân bay; phí sử dụng bầu trời và điều hành bay (doanh thu hiện nay khoảng 2.000 tỷ đồng/năm); sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và đặc biệt là thu hút lượng khách quốc tế vào Việt Nam chi tiêu (ước lượng khoảng 30 triệu khách nước ngoài/năm vào năm 2025 qua Long Thành). 
Trong khi vẫn loay hoay với sân bay Long Thành, nhiều sân bay khác đều đang quá tải

Ít ai biết, dự án sân bay Long Thành đã được chính thức đề cập cách đây hơn 30 năm, từ những năm 1980 với ý tưởng về một cảng hàng không trung chuyển quốc tế, cạnh tranh trong khu vực. Trong khi Việt Nam chưa thể xây dựng, Singapore đã nhanh chóng khởi động xây sân bay Changi năm 1981.
Thái Lan có sân bay Suvarnabhumi, Malaysia có sân bay Kuala Lumpur; đây đều là các sân bay trung chuyển lớn, là rào cản mà Long Thành cần vượt qua.

Chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam (công tác lâu năm trong ngành hàng không) cho rằng, việc chậm trễ xây dựng sân bay Long Thành do trước đây, nước ta có nhiều nhiệm vụ ưu tiên hơn đầu tư sân bay. Nhưng dù sao, theo ông Nam, nước ta đang phải “trả giá” cho sự chậm trễ. Một lãnh đạo của hãng hàng không VietJet cũng cho rằng, sân bay trung chuyển là “cỗ máy in tiền” nhưng đáng tiếc, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội; vì thế nên sớm bắt đầu để không bị tiếp tục lỡ.

Lấy gì cạnh tranh?

Trong cuộc hội thảo mới đây, Tổng GĐ Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) Tony Tyler cho biết, dù trong khu vực có nhiều sân bay trung chuyển lớn như Changi của Singapore hay Chek Lap Kok của Hồng Kông thì Việt Nam vẫn có cơ hội thành công với dự án sân bay Long Thành.

Cơ sở để ông Tony Tyler đưa ra nhận định này: Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, nơi có đến 37% đường bay quốc tế và sẽ tăng mạnh trong tương lai nên dự án sân bay Long Thành vẫn còn dư địa để phát triển.
Báo cáo của ACV cũng đánh giá một số thuận lợi đáng chú ý của Long Thành so với sân bay trung chuyển lân cận là tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, nhiều điểm du lịch hấp dẫn; dự án sân bay Long Thành có diện tích lớn trong khi sân bay của Singapore hay Hồng Kông khó mở rộng.

Ông Tyler cho rằng, khi đứng cạnh sân bay lớn như trên, sân bay Long Thành cần phải đưa ra dịch vụ thuận lợi, giá rẻ mới có thể cạnh tranh. Ngoài ra, muốn thành công, Chính phủ Việt Nam cần sớm nới lỏng cơ chế quản lý visa để tạo thuận lợi cho khách quốc tế (Hiện mức độ hạn chế visa của Việt Nam xếp thứ 81; trong khi Singapore xếp thứ 5, Malaysia xếp thứ 8).

Được biết, các nước lân cận vẫn tiếp tục dồn sức cho cuộc cạnh tranh về sân bay. Singapore đang tiếp tục xây dựng thêm nhà ga thứ 4 (mở rộng sân bay Changi và sẽ hoàn thành vào 2017); Thái Lan và Malaysia đều đã quy hoạch sân bay để đón 100 triệu khách/năm (tương đương với Long Thành). Điều đó sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho việc bấm nút để rót gần 8 tỷ USD vào dự án Long Thành. Trong khi đó, nếu triển khai, 10 năm nữa, sân bay Long Thành mới có thể đi vào hoạt động.

Theo báo cáo đầu tư, tỷ suất hoàn vốn nội tại về kinh tế (EIRR-đơn vị để tính hiệu quả kinh tế) của dự án sân bay Long Thành là 22,1%. Trong khi mức tiêu chuẩn của các công trình công cộng tại Việt Nam là 10% đến 12%. EIRR của dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam là 10,6%.

Báo cáo cũng cho thấy, ngoài lợi ích trực tiếp, sân bay Long Thành sẽ mang lại những giá trị không lượng hóa được như thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm.
24h.com.vn

Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án liên quan :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Sở hữu đất nền chỉ 330 ngàn đồng ngày liệu có đủ không?

Ngày nay, việc bùng nổ dân số đang ngày một gia tăng, cứ mỗi năm TPHCM lại đón thêm 1 số lượng lớn người dân nhập cư từ các miền khác về trung tâm TPHCM. Chúng ta có thể thấy rõ nhất là các tân sinh viên họ có thể sẽ trở về quê hoặc ở lại làm việc tại TPHCM. Điều này góp phần làm ùn tắc giao thông và áp lực lên TPHCM là rất lớn. Chính vì thế mà các vùng ven ở TP hiện đã đô thị hóa quá nhanh với giá đất thay đổi chóng mặt. Nhiều người đã trở nên giàu có vì sở hữu nhiều đất tại nơi mà trước kia người dân gọi là “ Vùng ven” và ai cũng chê “ XA”. Nắm được tình hình này, chính phủ đã triển khai hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng mới để giải quyết việc áp lực dân số và giao thông lên TP bằng việc làm đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức Long Thành, đường vành đai 3 Tân Vạn Nhơn Trạch. Và sắp tới đây là sân bay Long Thành để giảm áp lực hàng không tại sân bay TSN.
 Chính vì thế, nhu cầu an cư luôn là bài toán khó cho những ai đã và đang sinh sống tại TPHCM. Thống kê cho thấy, 1 cặp gia đình trẻ phải mất từ 3 đến 10 năm để có thể sở hữu 1 căn nhà cho mình tại TP đắt đỏ này ( con số này còn xa so với thực tế thu nhập của hơn 90 triệu dân tại VN).



Qua khảo sát thị trường, Phúc Khang đưa ra 1 giải pháp bằng việc góp đất chỉ 330 ngàn đồng/ ngày( Việc này chỉ chưa bằng 1 bữa nhậu của các quý ông). Theo thống kê thì số lượng người dân có hơn 150 triệu đồng đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng là rất nhiều. Nhưng so với lãi suất ngân hàng 7,8%/ năm  và việc trượt giá hiện nay gần 15% năm thì rõ ràng gửi tiết kiệm không phải là lựa chọn tốt.
Sau đây Phúc Khang sẽ đưa ra 1 bài toán phân tích để khách hàng có thể yên tâm sở hữu đất nền cùng Phúc Khang chỉ với 330 ngàn đồng/ngày:


Rõ ràng, chúng ta chỉ cần tiết kiệm 1 chút chúng ta có thể sở hữu 1 cơ hội đầu tư, an cư, nghỉ dưỡng cùng Phúc Khang. Quý khách có thể tham khảo dự án trả góp tiết kiệm tại đây:
1. Dự án Ecosun
2. Dự án Sunflower city
3. Dự án Eco Village
4. Dự án Eco Town
5. Dự án Orchid city
Ghi chú: Hãy liên lạc với tôi qua số 0907786100 trước khi đưa ra nhận định “ VÙNG VEN” và ai cũng chê “ XA”.Hãy nhìn nhận qua con số thị trường và sự phát triển của xã hội. Chúng tôi tin quý khách là những nhà đầu tư, an cư khôn ngoan cùng chúng tôi.
HOTLINE: 0907786100
Email: khanhlt@phuckhang.vn
Website: chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Sân bay Long Thành đã được vượt qua ải đầu tiên

Dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã họp  xem xét và biểu quyết thông qua Báo cáo đầu tư dự án đầu tư công trình hạ tầng có tổng mức đầu tư lên tới 8 tỷ USD này trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét quyết định.

Mặc dù, vẫn phải chờ đợi kết quả kiểm phiếu của 16 thành viên Hội đồng là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan nhưng nhiều khả năng Báo cáo đầu tư Dự án sẽ nhận được đa số phiếu thuận để có thể trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét thông qua ngay trong kỳ họp tháng 10/2014.
Như vậy, sân bay Long Thành về cơ bản đã vượt qua “cửa ải” đầu tiên, dù Báo cáo đầu tư Dự án do Tổng công ty Hàng không Việt Nam lập vẫn còn nhiều hạn chế cần phải chỉnh sửa, khắc phục.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam cần cập nhật bổ sung các ý kiến góp ý của đại diện Bộ Quốc phòng, UBND TPHCM để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư sân bay Long Thành.
Tại phiên họp này, lãnh đạo UBND Tp.HCM chính thức khẳng định: địa phương này không thể kham nổi sức ép giao thông trong trường hợp sân bay Tân Sơn Nhất tăng lượng khách từ 20 triệu khách hiện nay lên 25 triệu khách.
Theo Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Mai Hữu Tín, để đáp ứng việc nới công suất tối đa thêm 5 triệu khách cho sân bay Tân Sơn Nhất, Tp.HCM phải đầu tư ít nhất 4 - 5 tỷ USD cho hệ thống giao thông kết nối như hệ thống đường bộ trên cao, đường sắt đô thị. Bên cạnh đó, do sân bay Tân Sơn Nhất nằm giữa trung tâm Tp.HCM nếu tiếp tục mở rộng công suất sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị khi bị khống chế về tĩnh không, phễu bay.
Sânbay Tân Sơn Nhất hiện không chỉ hạn chế về quỹ đất mà không gian hoạt động bay hiện cũng đã quá tải - trong khi đây là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.Việc khai thác sân bay mới tại Long Thành sau năm 2020 là điều hết sức cần thiết.
Cùng với việc làm mạch lạc hơn Báo cáo đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định yêu cầu chủ đầu tư cần bổ sung, phân tích căn cứ, điều kiện để Sân bay Long Thành có thể trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế như mục tiêu đề ra; làm rõ quy mô đầu tư, tính liên thông của hệ thống giao thông kết nối, đặc biệt là từ sân bay Tân Sơn Nhất tới sân bay Long Thành.
Liên quan tới quy mô diện tích xây dựng Dự án, Hội đồng thẩm định thống nhất với đề xuất của chủ đầu tư về việc triển khai sân bay Long Thành trên diện tích 5.000 ha, đồng thời đồng ý kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép tách GPMB thành 1 tiểu dự án riêng giao cho UBND tỉnh Đồng Nai triển khai sớm.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư trên cơ sở ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định khẩn trương hoàn thiện lại Báo cáo đầu tư để có thể sớm trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 8/2014.
Theo ACV, hoạt động khai thác tại Sân bay Tân Sơn Nhất ở nhiều thời điểm hiện đã rơi vào tình trạng quá tải; nhà ga hiện hữu đã khai thác hết công suất thiết kế. Do đó, việc cần phải nhanh chóng đầu tư mở rộng, hoặc xây mới một sân bay mới là cần thiết.
Tổ thẩm định liên ngành cơ bản thống nhất với các nội dung giải trình của ACV về quy mô đầu tư dự án, tuy nhiên yêu cầu chủ đầu tư phải giải trình thêm ý kiến của chuyên gia phản biện liên quan tới quy mô diện tích xây dựng sân bay cần tới 5.000 ha để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm.
Nhiều dự án liên quan đến sân bay Long Thành : dự án sunflower city, dự án ecosun, dựán ecovilage


Khách hàng quan tâm đến dự án có thể đăng ký đặt mua.
Chi tiết liên hệ Khanh 0907786100
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Giao thông TP. HCM không chịu nổi nếu không xây sân bay Long Thành

Xây dựng sân bay Long Thành để tăng 5 triệu lượt khách 1 năm cho sân bay Tân Sơn Nhất và hạn chế được tình hình giao thông quá tải ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết như vậy tại phiên họp thứ ba của Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) ngày 15-8.
Để đáp ứng nâng công suất tối đa thêm 5 triệu khách cho sân bay Tân Sơn Nhất thì TP.HCM phải đầu tư ít nhất 4-5 tỉ USD cho hệ thống giao thông kết nối như đường sắt đô thị, đường bộ trên cao.
Tân Sơn Nhất hiện không chỉ hạn chế về quỹ đất mà không gian hoạt động bay hiện cũng đã quá tải trong khi không gian hoạt động bay là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.



Mặt khác, sân bay Tân Sơn Nhất hiện nằm giữa trung tâm TP.HCM, nếu tiếp tục mở rộng công suất sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị khi bị khống chế về tĩnh không, phễu bay. Vì vậy, ông Tín cho rằng việc khai thác sân bay mới tại Long Thành sau năm 2020 là điều hết sức cần thiết.

Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh, chủ tịch hội đồng thẩm định, 16 thành viên của hội đồng đã bỏ phiếu biểu quyết thông qua báo cáo đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành.

Nếu kết quả bỏ phiếu có đa số phiếu đồng ý, hội đồng thẩm định sẽ trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét thông qua báo cáo đầu tư dự án ngay trong kỳ họp của Quốc hội vào tháng 10-2014.

Theo ông Bùi Quang Vinh, việc đầu tư sân bay Long Thành là hết sức cần thiết, phải triển khai sớm. Ông Vinh đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không VN (chủ đầu tư dự án) khẩn trương hoàn thiện lại báo cáo đầu tư trên cơ sở ý kiến góp ý của hội đồng thẩm định để có thể sớm trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 8-2014.

Chính vì vậy, chuyenvientuvan.com.vn chúng tôi đã đưa ra nhiều dự án về đất cũng như nhà ở và lớn hơn nữa là một thành phố nhỏ sunflower city, eco sun, eco town và eco village để phát triển vùng đất đang được nhiều nhà đầu tư nhắm đến.

Khách hàng quan tâm đến dự án có thể đăng ký đặt mua. 
Chi tiết liên hệ Khanh 0907786100
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 tại TPHCM

Ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 tại TPHCM

Công trình ga ngầm đầu tiên (ga Nhà hát Thành phố) của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên gồm 4 tầng ở độ sâu 40 m dưới lòng đất sẽ được triển khai trong tháng 8.
Thông tin này được Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP HCM cho biết tại lễ ký hợp đồng với liên danh nhà thầu Shimizu - Meade (Nhật Bản) để xây dựng đoạn đi ngầm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tuyến metro số 1 dài khoảng 20 km, trong đó có đoạn đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son dài khoảng 2,6 km với 3 nhà ga ngầm, được chia làm 2 gói thầu. Gói thầu 1b, bắt đầu từ nhà hát thành phố đến Ba Son, gồm 2 nhà ga ngầm. Trong đó, hạng mục ga nhà hát thành phố sẽ bắt đầu thi công trong tháng 8 này để kịp hoàn thành đồng bộ với dự án xây dựng tượng đài Bác Hồ và nâng cấp đường Nguyễn Huệ vào tháng 4/2015. Còn đoạn hầm ngầm dọc bên hông nhà hát thành phố theo đường Nguyễn Siêu đến Ba Son sẽ được thi công trong 56 tháng.
Phối cảnh khu mua sắm ngầm và nhà ga tuyến metro số 1 tại nhà ga trung tâm Bến Thành. Ảnh: Ban quan đường sắt đô thị TP HCM.
Ga Nhà hát thành phố có chiều dài 190 m, rộng 26 m gồm bốn tầng (hai tầng chờ khách và hai tầng ke ga) với chiều sâu 40 m, thi công theo phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giảm thiểu rủi ro lún sụt. Trong quá trình thi công, nhà thầu lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi sự chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực, nếu có dấu hiệu nguy hiểm thì lập tức dừng thi công để khắc phục.
Riêng gói thầu 1a (đoạn từ Bến Thành đến Nhà hát thành phố) bao gồm phần xây dựng nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành. Hiện Ban quản lý đường sắt đô thị đang thực hiện thiết kế nhà ga trung tâm tích hợp giữa các tuyến metro số 1, 2, 3a và 4Dự kiến cuối năm nay sẽ bắt đầu công tác sơ tuyển nhà thầu.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị, việc thi công ngầm rất phức tạp và có thể gây rủi ro cho các công trình, đặc biệt là các toà nhà cao tầng khu trung tâm do nơi này thuộc vùng đất yếu. Những năm qua, tại thành phố đã xảy ra sụp lún tại chung cư Nguyễn Siêu hay tại toà nhà Pacific trong quá trình thi công do địa chất yếu. Trên thế giới cũng từng xảy ra lún sụp khi thi công metro ngầm, như ở Lausane (Thụy Sỹ) hay ở Singapore. Vì vậy, lãnh đạo thành phố yêu cầu nhà thầu ưu tiên chú trọng đến các biện pháp an toàn, không vì chạy theo tiến độ mà để xảy ra sự cố.
Do phương án thi công ga nhà hát thành phố là phương pháp đào hở nên toàn bộ khu vực đường Lê Lợi đoạn từ Pasteur đến đường Đồng Khởi và một phần đường Nguyễn Huệ bị rào chắn từ ngày 22/7 sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp.
Dự án tuyến metro số 1 được khởi công ngày 28/8/2012, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2020 (trước đó là 2018) với tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỷ USD bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Song, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với biến động về tỷ giá ngoại tệ nên tổng mức đầu tư đã tăng lên 2,07 tỷ USD. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại TP HCM dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Hữu Công
Sưu tầm và biên soạn by Daniel Luu
Tham khảo thêm về tuyến tàu điện metro- suối tiên:

Nhà ga metro ngầm ở TP.HCM sẽ như thế nào?

Hơn 229 triệu USD xây dựng tuyến metro ngầm!

Các dự án kết nối với ga tàu điện ngầm Metro

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

So với Hà Nội 3.323,6 km2 (dân số khoảng 6,7 triệu người), diện tích 2.095,6 km2 (dân số 7,6 triệu) của TP.HCM có thể nói là còn khá khiêm tốn. Riêng khu vực Cần Giờ với vùng rừng ngập mặn dự trữ sinh quyển đã chiếm 704 km2.


TP.HCM được đánh giá là đất chật người đông so với các tỉnh thành khác - Ảnh: Diệp Đức Minh
Do đó diện tích hữu dụng thực tế của TP.HCM chỉ vào khoảng 1.400 km2, nhỏ hơn Bangkok (1.569 km2, dân số 6,5 triệu) và Kuala Lumpur (2.486 km2, dân số 8,2 triệu). Các số liệu trên cho thấy việc đặt vấn đề mở rộng TP.HCM không hề phi thực tế, và thậm chí có thể gây ít tranh cãi hơn so với lần mở rộng Hà Nội gần đây.
Tuy vậy mở rộng TP.HCM để làm gì, theo hướng nào, sẽ đem đến lợi ích gì cho TP cũng như địa phương được sáp nhập là điều nên sơ lược tìm hiểu.
1. Để giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đã định hướng cho mình một trung tâm kinh tế vùng nhìn ra biển. Chúng ta có một mũi tên chỉ về hướng đông TP.HCM.
2. Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, việc phát triển TP.HCM về khu vực sa bồi của các dòng sông như Nhà Bè, Cần Giờ hoặc dịch sang phía Long An là tối kỵ. TP cần hướng đến những vùng đất cao ráo, nền móng ổn định, chi phí xây dựng thấp, không lo ngập lụt, triều cường. Chúng ta có hai mũi tên chỉ về hướng đông và hướng bắc TP.HCM.
3. Để giảm tải giao thông nội đô, giãn dân và phát triển công nghiệp, TP.HCM cần có một quỹ đất mới giá rẻ, mật độ xây dựng chưa cao, qui hoạch đền bù nhẹ, gần trung tâm nhất. Chúng ta có thêm một mũi tên chỉ về phía đông.
***
Nhơn Trạch rộng 410 km2, dân số 167 ngàn người, nhỏ hơn huyện Củ Chi (435 km2, dân số khoảng 350 ngàn). Nhơn Trạch nằm về phía đông TP.HCM, giao thông sẽ cực kỳ thuận tiện với hệ thống đường hiện hữu và sắp sửa khởi công như quốc lộ 51, cao tốc Long Thành - Dầu Dây, cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạchđường vành đai 3, đường Liên Cảng nối với Cái Mép của Bà Rịa - Vũng Tàu…
Trung tâm huyện Nhơn Trạch nằm trong bán kính 20 km từ quận 1, TP.HCM, cách sân bay Long Thành tương lai chỉ 10 km. Giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường hiện nay chỉ bằng từ 5% đến 10% giá của quận 2 và quận 7 của TP.HCM, bên kia sông Nhà Bè.
Nhơn Trạch sở hữu bờ đông của sông Nhà Bè, lòng sông rộng và sâu, thuận tiện phát triển một hệ thống cảng biển thay thế cảng Sài Gòn đang chuyển đổi chức năng, đồng thời liên kết hữu cơ với hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người Nhơn Trạch đã và đang chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ với sự ra đời rất nhiều khu công nghiệp thành công hai mươi năm nay. Trở thành người thành phố, thay vì sống bên lề TP.HCM năng động và thịnh vượng, tôi tin sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong cư dân bản địa.
Đó là cơ hội đặc biệt cho tất cả mọi người về kinh tế cũng như văn minh. Tách ra khỏi Long Thành từ năm 1994, đất rộng người thưa, sự sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM (nếu có) chắc chắn cũng không xuất hiện các phản vệ văn hóa tiêu cực như tiền lệ đây đó.
Nhận định cảm tính thì có khoảng 50% quyền sở hữu đất đai tại Nhơn Trạch thuộc về người TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác. Rất nhiều người dân quận 2 và quận 7, đi tìm một môi trường sống khoáng đãng đã chọn Nhơn Trạch để xây tổ ấm hoặc dưỡng già. Nhơn Trạch nếu trở thành một phần TP.HCM, cũng chỉ là đuổi theo thực tế mà thôi.
Về nhân dân Đồng Nai nói chung, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhơn Trạch chiếm 7% diện tích đất và 6,2% dân số Đồng Nai, không quá lớn để ảnh hưởng xấu đến toàn tỉnh nếu chia tách. Hơn nữa, vì đại cục, rất khó xuất hiện các quan điểm cực đoan.
Sẽ có người phản biện rằng địa giới hành chính chỉ có tính tương đối trong phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế mở hướng ra khu vực và thế giới. Tuy vậy vấn đề là có sự lệch pha phát triển của các địa phương, khi đề cập cụ thể đến Nhơn Trạch.
Thật vậy, Nhơn Trạch không phải là trung tâm, là động lực phát triển chính của Đồng Nai. Trong khi đó bên kia bờ sông Nhà Bè lại là quận 2 và quận 7 của TP.HCM, là trung tâm mới, bệ phóng mới mà người dân TP đã và đang chờ mong nhiều năm nay. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến hợp tác không đủ mạnh, đủ sâu giữa hai khu vực.
Xin nêu ví dụ nhỏ: Nhân dân Nhơn Trạch và TP.HCM từ lâu mơ ước có một chiếc cầu bắc qua bờ quận 7 hoặc quận 2, chi phí xây dựng tương đương cầu Phú Mỹ (hơn 3.000 tỉ đồng) hoặc gấp hai cầu Sài Gòn 2 (1.500 tỉ đồng), song hai địa phương chưa bao giờ nghiêm túc thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nguồn vốn vay ưu đãi từ trung ương vừa hoàn thành cầu Long Thành và chuẩn bị khởi công cầu quận 9 - Nhơn Trạch; cùng hai chiếc cầu nối tiếp nhau là Bình Khánh qua sông Soài Rạp và Phước Khánh qua sông Lòng Tàu trên đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, giá trị tổng cộng bằng 4 đến 6 lần cầu Phú Mỹ vì nó dài hơn và cao hơn.
Người Nhơn Trạch và TP.HCM thường xuyên sử dụng phà Cát Lái để đi lại thường tự trào đây là bến phà lớn nhất Đông Nam Á. Một kỷ lục ngược đời, bởi vì với lượng người và phương tiện qua lại mỗi ngày từ 50 ngàn đến 100 ngàn, thì xây cầu là một giải pháp tiết kiệm nhất và bắt buộc phải làm. Hằng ngày những chiếc phà 200 tấn được Đan Mạch viện trợ cho phà Mỹ Thuận và Cần Thơ xưa kia, vẫn cần cù chuyên chở những dòng người hối hả cùng có một giấc mơ về chiếc cầu hiện đại và tiện dụng.
Nếu Nhơn Trạch trở thành quận 13, TP.HCM, không những ước mơ một hai cây cầu sẽ trở thành hiện thực, mà nó còn chắp cánh cho con rồng Nhà Bè nâng TP.HCM lên một tầm cao mới, to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, khang trang hơn, không ngại biển lớn sóng to, gặt hái những vụ mùa kinh tế bền vững…
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân rất sơ lược của một tân công dân Nhơn Trạch, chắc chắn không tránh khỏi phiến diện, hời hợt, thậm chí ảo tưởng. Rất mong độc giả lượng thứ.
Trương Thái Du (*) từ báo thanh niên

Giải mã việc giảm 1/3 công suất sân bay Long Thành

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nới Tân Sơn Nhất, xây sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

Sân bay Tân Sơn Nhất: từ 3.600ha còn... 1.500ha?

Xây mới sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Long Thành?

EuroCham: 'Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội'

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

 Dự án Eco Town - cộng đồng xanh- văn minh- hiện đại

 Dự án Sunflowercity khởi đầu mới cho cuộc sống mới

 Dự án eco village – hòa mình vào thiên nhiên cùng gió và nước

 Xây dựng sân bay Long Thành là phương án tối ưu

Tiến độ thi công cầu Long Thành ( cầu Đồng Nai 2 )

 Nới rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật