Sau một thời gian ngược xuôi tìm kiếm, cuối cùng vợ chồng anh Trần
Đàn (Định Công, Hà Nội) cũng mua được một mảnh đất ở Phú Đô, Mỹ Đình, Hà
Nội. Do mảnh đất anh mua chưa có sổ đỏ
nên khi giao dịch mua bán, hai bên chỉ làm giấy viết tay. Mua được một
thời gian, anh mới tá hỏa khi biết mảnh đất mình mua đã bị chủ cũ bán
cho một người khác.
Tương tự là trường hợp anh Tuấn Bảo (Hoàn Mai, Hà Nội) sau bao nhiêu
năm tích cóp mới mua được 100m2 đất ruộng, diện tích trong sổ đỏ là
150m2 nhưng chỉ làm giấy tờ viết tay có xác nhận của chính quyền địa
phương. Đến lúc anh làm thủ tục tách sổ mới biết bên bán đã thế chấp sổ
đỏ cho ngân hàng, đồng thời cầm cố cho người khác 50m2. Người bán hiện
không có khả năng trả nợ ngân hàng và cũng không có khả năng chuộc lại
đất đã cầm cố.
Hay trường hợp vợ chồng anh Tư ở Định Công, Hà Nội, sau nhiều năm
dành dụm, vợ chồng anh mua được một mảnh đất của gia đình anh Thắng ở Từ
Liêm, Hà Nội. Khi mua bán, hai bên chỉ làm giấy viết tay. Tuy không
đứng tên trong sổ đỏ nhưng anh Thắng là con trai trưởng trong gia đình,
nên theo thỏa thuận của các anh chị em trong gia đình, anh Thắng được
quyền tự quyết định đối với lô đất này. Một thời gian sau, bố mẹ đẻ anh
Thắng qua đời. Giữa các anh chị em trong gia đình anh Thắng xảy ra mâu
thuẫn, trong đó có chuyện phân chia mảnh đất mà anh Thắng đã bán. Không
thoả thuận được, các anh chị em của anh Thắng gửi đơn kiện anh ra tòa.
Tòa tuyên chia toàn bộ tài sản thừa kế (trong đó bao gồm cả phần đất anh
Thắng đã bán cho vợ chồng anh Tư) cho các anh chị em. Vì việc anh Thắng
bán đất không được sự đồng ý bằng văn bản của bố mẹ đẻ và các anh chị
em khác trong gia đình, giấy mua bán giữa hai bên cũng không có công
chứng, chứng thực… nên anh Tư phải trả lại đất, còn anh Thắng trả lại
tiền. Thời điểm anh Tư mua đất, giá mảnh đất chỉ 700 triệu đồng, nhưng
đến thời điểm tòa tuyên thì số tiền anh nhận lại chỉ mua được 1/3 diện
tích mảnh đất đó.
Những trường hợp như anh Đàn và anh Bảo hay anh Tư không phải là
hiếm. Việc mua bán chỉ là trao tay, khi ra tòa, người mua luôn ở thế
yếu. Thực tế, nhiều vụ khi bản án đã có hiệu lực, người mua phải trả lại
nhà đất, nếu họ không tự nguyện còn bị cưỡng chế thi hành án và phải
trả các khoản chi phí phục vụ cho việc cưỡng chế. Nhiều vụ người mua
phải chờ người đã bán đất cho mình có điều kiện để thi hành án họ mới
nhận lại được số tiền đã bỏ ra mua đất trước đây. Có trường hợp người
mua phải trả tiền cho chủ cũ mới lấy được tiền đền bù.
Theo các luật sư, mua nhà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu không
thể ra công chứng theo đúng pháp luật được. Do vậy, việc mua bán đối
với nhà ở chưa có sổ chỉ là hợp đồng viết tay. Trường hợp có tranh chấp
thì việc mua bán nhà chỉ với viết tay sẽ bị vô hiệu. Tài sản không được
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nên rất khó khăn trong việc xác minh
nguồn gốc tài sản, do vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà người mua không
thể biết được khi giao dịch hợp đồng. Bên cạnh đó, đất không có sổ đỏ,
khi giá nhà đất tăng cao dễ gặp phải trường hợp chủ cũ “lật kèo” kiện
ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng và trường hợp này người mua thường thua
thiệt. Mặt khác, việc xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà, đất rất khó khăn
bởi không được cấp phép. Do nhà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu
nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả
trong việc sử dụng tài sản.
Đại diện Văn phòng luật sư Nam Hà Nội tư vấn, để giảm bớt những rủi ro khi mua nhà, đất chưa có sổ, người mua nên tìm hiểu kỹ thông tin về nhà, đất trước khi mua.
Kiểm tra giấy tờ tùy thân của bên bán. Nếu bên bán đã có vợ, có chồng
thì hợp đồng mua bán phải có sự tham gia của cả hai vợ chồng. Yêu cầu
người bán giao bản chính các giấy tờ về nguồn gốc nhà đất cho người mua.
Hợp đồng mua bán
nên mời hai người làm chứng và có thể yêu cầu bên bán điểm chỉ bằng
ngón trỏ phải vào hợp đồng. Việc thanh toán thực hiện tại ngân hàng và
yêu cầu bên bán viết giấy biên nhận tiền./.
Để được tư vấn thêm quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0907.786.100
Email: hotlinechuyenvientuvan@gmail.com
Tham khảo thêm: bản tin pháp luật
Hiển thị các bài đăng có nhãn dat nen so do. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dat nen so do. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014
Ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 tại TPHCM
Ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 tại TPHCM
Thông tin này được Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP HCM cho biết tại lễ ký hợp đồng với liên danh nhà thầu Shimizu - Meade (Nhật Bản) để xây dựng đoạn đi ngầm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tuyến metro số 1
dài khoảng 20 km, trong đó có đoạn đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son
dài khoảng 2,6 km với 3 nhà ga ngầm, được chia làm 2 gói thầu. Gói thầu
1b, bắt đầu từ nhà hát thành phố đến Ba Son, gồm 2 nhà ga ngầm. Trong
đó, hạng mục ga nhà hát thành phố sẽ bắt đầu thi công trong tháng 8 này
để kịp hoàn thành đồng bộ với dự án xây dựng tượng đài Bác Hồ và nâng
cấp đường Nguyễn Huệ vào tháng 4/2015. Còn đoạn hầm ngầm dọc bên hông
nhà hát thành phố theo đường Nguyễn Siêu đến Ba Son sẽ được thi công
trong 56 tháng.
Phối cảnh khu mua sắm ngầm và nhà ga tuyến metro số 1 tại nhà ga trung tâm Bến Thành. Ảnh: Ban quan đường sắt đô thị TP HCM.
Ga Nhà hát thành phố có chiều dài 190 m, rộng 26 m gồm bốn tầng (hai tầng chờ khách và hai tầng ke ga) với chiều sâu 40 m, thi
công theo phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau
đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giảm thiểu rủi ro lún
sụt. Trong quá trình thi công, nhà thầu lắp đặt hệ thống quan
trắc để theo dõi sự chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực, nếu có dấu
hiệu nguy hiểm thì lập tức dừng thi công để khắc phục.
Riêng gói thầu 1a (đoạn từ Bến Thành đến Nhà hát thành phố)
bao gồm phần xây dựng nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành. Hiện Ban quản lý
đường sắt đô thị đang thực hiện thiết kế nhà ga trung tâm tích hợp giữa
các tuyến metro số 1, 2, 3a và 4. Dự kiến cuối năm nay sẽ bắt đầu công tác sơ tuyển nhà thầu.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị, việc thi công ngầm
rất phức tạp và có thể gây rủi ro cho các công trình, đặc biệt là các
toà nhà cao tầng khu trung tâm do nơi này thuộc vùng đất yếu. Những năm
qua, tại thành phố đã xảy ra sụp lún tại chung cư Nguyễn Siêu hay tại
toà nhà Pacific trong quá trình thi công do địa chất yếu. Trên thế giới
cũng từng xảy ra lún sụp khi thi công metro ngầm, như ở Lausane (Thụy
Sỹ) hay ở Singapore. Vì vậy, lãnh đạo thành phố yêu cầu nhà thầu ưu tiên
chú trọng đến các biện pháp an toàn, không vì chạy theo tiến độ mà để
xảy ra sự cố.
Do phương án thi công ga nhà hát thành phố là phương
pháp đào hở nên toàn bộ khu vực đường Lê Lợi đoạn từ Pasteur đến đường
Đồng Khởi và một phần đường Nguyễn Huệ bị rào chắn từ ngày 22/7 sẽ gây
ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt của người dân và hoạt động của các
doanh nghiệp.
Dự án tuyến metro số 1
được khởi công ngày 28/8/2012, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2020
(trước đó là 2018) với tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỷ USD bằng vốn
vay ODA và vốn ngân sách. Song, do một số hạng mục của dự án được điều
chỉnh, cộng với biến động về tỷ giá ngoại tệ nên tổng mức đầu tư đã tăng
lên 2,07 tỷ USD. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại TP HCM dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Hữu Công
Sưu tầm và biên soạn by Daniel Luu
Tham khảo thêm về tuyến tàu điện metro- suối tiên:
Nhà ga metro ngầm ở TP.HCM sẽ như thế nào?
Hơn 229 triệu USD xây dựng tuyến metro ngầm!
Các dự án kết nối với ga tàu điện ngầm Metro
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)