du an ecotown dự án eco town
8/10 2222222 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi truong dat phu quoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi truong dat phu quoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Gói 120.000 tỷ sẽ tác động gì đến thị trường địa ốc?

Gói 120.000 tỷ đồng được dự báo thúc đẩy doanh nghiệp ồ ạt xây nhà xã hội để tiếp cận vốn rẻ (lãi suất 8,7% một năm), hứa hẹn cải thiện nguồn cung nhà giá thấp.

Đầu tháng 4, Thủ tướng đã phê duyệt đề án xây dựng ít nhất một triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ nay đến năm 2030 (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn). Ngân hàng Nhà nước sau đó cũng hướng dẫn về gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Theo đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm.

Theo các chuyên gia, gói tín dụng này sẽ có những tác động tích cực đến các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội nhờ mức lãi suất khá cạnh tranh. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu dự báo gói 120.000 tỷ có thể thổi bùng xu hướng các doanh nghiệp địa ốc chạy đua làm nhà ở xã hội nhằm tranh thủ cơ hội tiếp cận dòng vốn vay rẻ này.

Ông phân tích, hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp làm nhà ở thương mại phân khúc bình dân, sản phẩm có giá vừa túi tiền với chỉ số rủi ro thấp (so với nhà ở cao cấp và hạng sang) cũng chỉ tiếp cận được lãi suất tốt khoảng 11-11,5% một năm. Trong khi đó, với mức lãi suất 8,7% mỗi năm kéo dài trong 3 năm, cho thấy doanh nghiệp chuyển sang phân khúc này sẽ được hưởng lợi thế vốn rẻ (trên dưới 3%).

Đối với quá trình xây dựng nhà ở cao tầng (không tính khâu chuẩn bị thủ tục pháp lý), thời gian hoàn thành dự án phổ biến từ 18 đến 36 tháng, tùy vào việc chuẩn bị dòng tiền đến đâu. Do đó, việc doanh nghiệp được tiếp cận lãi suất ưu đãi như trên khá thuận lợi cho các chủ đầu tư chuyển sang làm nhà ở xã hội.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở lệch pha cung cầu, thừa nhà giá cao thiếu nhà giá thấp, ông Châu cho rằng việc các doanh nghiệp đăng ký xây nhiều nhà ở xã hội có thể giúp cân bằng lại cán cân cung cầu nhà ở. Nếu các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội về đích như số liệu ng bố sẽ mở ra cơ hội an cư cho người có thu nhập trung bình thấp lẫn người yếu thế trong xã hội.

Chủ tịch HoREA nói thêm, ngoài việc tranh thủ dòng vốn rẻ, nhiều doanh nghiệp nhảy vào phân khúc này cũng là giải pháp giúp họ cơ cấu lại sản phẩm, giảm hàng giá cao, tăng hàng giá vừa túi tiền, cải thiện thanh khoản đang bế tắc.

Dự án nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Còn ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc ng ty Lê Thành, đánh giá gói 120.000 tỷ đồng có thể giúp lưu thông nhanh tiền tệ trong nền kinh tế nếu các dự án nhà ở xã hội được duyệt pháp lý kịp mốc 30/6 tới đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy để duyệt xong pháp lý các dự án nhà ở xã hội với tốc độ nhanh nhất phải mất 12 tháng, tức phải đến năm 2024 mới có dự án nhà ở xã hội đạt chuẩn được giải ngân theo gói này và bước vào quá trình xây dựng, sau đó tạo ra thành phẩm.

Vì vậy, để thúc đẩy lưu thông tiền tệ, tăng tốc giải ngân gói tín dụng trên, cơ quan quản lý Nhà nước phải giải quyết nhanh thủ tục hành chính và duyệt cấp phép cho dự án nhà ở xã hội sớm. Song song đó, nên cho phép các doanh nghiệp làm nhà xã hội đã vay thương mại trước đó được chuyển đổi sang gói 120.000 tỷ đồng, giúp chủ đầu tư loại hình này tiếp cận mức lãi suất tốt.

Khi đã có dự án nhà xã hội đầy đủ pháp lý, sẵn sàng xây dựng, bán hàng, dòng vốn rẻ giải ngân từ gói 120.000 tỷ đồng sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Trước mắt gói tín dụng này sẽ có tác động cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, sau đó mới tính đến việc người có thu nhập thấp cân nhắc mua nhà.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, mức lãi suất 8,7% dành cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội khá cạnh tranh (tương đương với lãi vay kinh doanh sản xuất hiện nay), mức lãi vay 8,2% dành cho người mua nhà xã hội vẫn còn cao. Nếu người thu nhập thấp chần chừ không mua vì lo ngại nặng gánh lãi vay (chỉ duy trì trong 5 năm, sau đó người mua và ngân hàng tự thương lượng lãi suất), có thể làm gián đoạn giải ngân đầu ra gói tín dụng này.

Giám đốc ng ty Lê Thành cho rằng nếu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh lãi suất 8,2% một năm cho người mua nhà ở xã hội xuống thấp hơn, lý tưởng nhất là 5% với cơ chế Nhà nước cấp bù lãi suất trong thời gian dài 20-25 năm, có thể tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực hơn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc ng ty tư vấn Nam Phát cũng nhìn nhận nếu Nhà nước điều chỉnh lãi vay dành cho người thu nhập thấp xuống mức hợp lý, có thể thúc đẩy dòng tiền từ gói tín dụng này luân chuyển mạnh mẽ trên thị trường, từ đó tạo ra cú hích tích cực trong vòng 6-12 tháng tới ở phân khúc nhà ở này.

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào thực tế, lãi suất 8,2% vẫn chưa hỗ trợ được cho người mua là đối tượng thu nhập thấp. Vì vậy, gói tín dụng này có vai trò "chữa cháy", tức giải quyết được một phần khó khăn trong toàn cảnh bức tranh nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc.

"Gói tín dụng này không phải là cây đũa thần, đây là vốn của ngân hàng thương mại mang ra kinh doanh, mức lãi suất đưa ra mang tính chất nhà băng chia sẻ khó khăn với khách hàng, nên khó có thể đòi hỏi nhiều hơn", ông Châu đánh giá.

Chia sẻ tại hội thảo về nguồn vốn trong nước và vốn FDI cho thị trường bất động sản, Giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhấn mạnh nhà ở xã hội không đơn giản chỉ là vấn đề chỗ ở cho người lao động. Nhà nước cần xem đây là một hệ sinh thái quan trọng của thị trường bất động sản nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Ông Mại đồng tình gói 120.000 tỷ đồng là vốn các ngân hàng thương mại, không phải vốn ngân sách nên không thể bắt các nhà băng phải chịu lỗ hay bù lỗ khi cho vay gói tín dụng này. Vấn đề còn lại là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan giúp việc cho Chính phủ nỗ lực thực thi thể chế (thiết kế một gói tín dụng riêng dành cho nhà ở xã hội) mới có thể giúp mục tiêu nhà ở xã hội về đích.

"Nếu không có cách tiếp cận nhà ở xã hội bằng chính sách đặc thù, nổi trội sẽ không bao giờ có thể làm được", ông Mại nói.

Vũ Lê

Nguồn: VNEXPRESS.NET

Khách hàng có nhu cầu đầu tư đất phú quốc có thể liên hệ với MKREAL: 0907786100

Để kiểm tra quy hoạch đất phú quốc hoặc tham khảo đầu tư đất phú quốc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0907 786 100

 

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Sau thời 'sốt nóng', thị trường bất động sản Phú Quốc giờ ra sao?

Kỳ vọng giá đất Phú Quốc sẽ hạ sau 'cơn sốt' cách đây hơn 3 năm, một số nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm thông tin lô đất đẹp tại đảo Ngọc. Nhưng thực tế, mức giá trên thị trường này chưa hề có chuyển biến cắt lỗ mạnh và tiếp tục neo ở ngưỡng cao.

Nhà đầu tư vẫn âm thầm tìm đất Phú Quốc

Không còn cảnh quá rộn ràng đi tìm đất như thời năm 2018 khi cơn bão "sốt giá" đi qua, nhưng Phú Quốc vẫn trở thành điểm đến của các nhà đầu tư. M. (một tài xế chạy xe taxi tại Phú Quốc) kể lại rằng, những người họ hàng xa xôi của anh ở miền Bắc nhờ cậy để ý và tìm hộ lô đất đẹp. Họ muốn sở hữu một mảnh để đầu tư, chờ tăng giá hoặc dự kiến xây homestay để cho thuê.

Thi thoảng, M. cũng gặp vài nhà đầu tư từ Bắc ra, nhờ anh chở đi xem đất. "Nhiều người vẫn muốn vào Phú Quốc mua đất. Họ thăm dò, hỏi han tình hình suốt xem giá cả ra sao, có lô đất nào đẹp đang bán cắt lỗ không?", M. kể.

Theo tài xế này, tâm lý chung của những người nhờ anh tìm đất đều đang kỳ vong sẽ có lô đất bán tháo, cắt lỗ. Với mức giá rẻ, họ có thể dễ dàng vào hàng và chờ đợi mức lợi nhuận tốt trong tương lai. Nhưng thực tế, giá đất Phú Quốc chỉ chững lại mà không hề có dấu hiệu cắt lỗ mạnh.

Lô đất có sổ đỏ ở Phú Quốc thường có mức giá dao động từ 3 tỷ trở lên. (Ảnh: Hải Nam)

Anh M. cho biết, để mua được lô đất hơn 100m2 vị trí ổn, có sổ đỏ thì mức giá trung bình từ 3-3,5 tỷ đồng. Giá đất Phú Quốc cao như vậy là bởi đã qua tay nhiều nhà đầu tư, môi giới, nên để hạ giá là điều rất khó. Nhất là lô đất đẹp có thể xây homestay hay sát biển thường rất hiếm.

Trong khi đó, đất không sổ đỏ tại Phú Quốc chỉ dao động khoảng 200 triệu đồng-1 tỷ đồng/lô. Tuy nhiên, loại hình đất này có nhiều rủi ro vì có thể mất trắng khi bị thu hồi làm dự án, làm đường.

"Dân lao động như chúng tôi thì chỉ xác định thuê nhà. Ngay cả người dân gốc Phú Quốc họ cũng không buôn bán đất nhiều. Chủ yếu toàn người miền Bắc và dân TP.HCM di cư vào mua đất, làm ăn kinh doanh. Họ mua đi bán lại với nhau là chính chứ người lao động đi thuê, không ai nghĩ tới mua, vì giá cũng đắt", anh M. chia sẻ.

Đầu tư đất nông nghiệp lãi gấp 10 nhưng có thể mất trắng

 

Tự nhận là nhà đầu tư tay ngang khi nghề chính là lái xe taxi, ông P. tiết lộ, ông hiện sở hữu khá nhiều đất đai. 40 năm trước, vào Phú Quốc lập nghiệp, nhờ chăm chỉ tích luỹ, khai hoang, ông P. tích luỹ nhiều quỹ đất lớn. Nhà đầu tư này kể, trước đây, ông có lô đất rộng hơn 1,3ha tại khu vực Hòn Thơm. Lô đất này ông dự tính không bán nhưng lại nằm trong quy hoạch dự án. Chủ đầu tư trả ông 22 tỷ. "Nếu không phải bán cho doanh nghiệp thì giờ lô đất này còn tăng giá nữa", ông P. tiếc nuối kể.

Ngoài lô đất này, ông P. cũng thường xuyên bỏ tiền vào lô đất nông nghiệp. Nếu thắng, tiền lời sẽ gấp 10 nhưng nếu thua thì có thể mất trắng. "Nhưng đến hiện tại, tôi chưa bị lỗ một vụ nào", ông P. nói.

Ông P. tiết lộ, thường bỏ ra mua đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch dự án sắp làm. Trung bình mỗi lô đất nông nghiệp khoảng 200 triệu đồng. Khi dự án triển khai, doanh nghiệp buộc phải thoả thuận mua với chủ sở hữu đất và số tiền lời có thể gấp nhiều lần. Còn mua đất đã có sổ đỏ khó có lợi nhuận tốt, dù an toàn nhưng mức giá loại hình này quá cao. Ông P. cho biết, muốn mua đất sổ đỏ tài chính phải mạnh còn nếu không, nên đầu tư đất nông nghiệp.

Ông P. cho biết thêm, ông và nhiều người thường cùng góp tiền chung mua đất nông nghiệp. Khi bán đi sẽ dựa theo số vốn góp mà chia lợi nhuận.

Hiện ông P sở hữu 10 chiếc xe ô tô chạy thuê và 2 cano. Thu nhập chính đến từ vận hành ô tô và cano ông dành để trang trải cuộc sống và số dư sẽ tiếp tục đầu tư đất.

Nhà đầu tư này cho biết, quan điểm của ông là có tiền sẽ mua đất đai. Ông muốn dành đất đai để cho con cháu sau này, vì giá đất Phú Quốc sẽ ngày càng đắt đỏ vì người ta tâm lý đổ về nơi đây đầu tư, ôm đất để dành.

"Nhà đầu tư lớn từ Hà Nội hay TP.HCM vào Phú Quốc nhiều lắm. Họ toàn mua lô đất lớn để xây biệt thự, làm kinh doanh bán hàng hay cho thuê. Họ còn ôm nhiều đất và đợi tăng giá", ông P. nói thêm

Hải Nam

Nhịp sống kinh tế

Tham khảo quỹ đất đẹp mặt tiền giá tốt khách hàng có thể liên hệ Mạnh Khanh Real 0907 7786 100