du an ecotown dự án eco town
8/10 2222222 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn du an dat nen tan tao garden. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du an dat nen tan tao garden. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Thị trường bất động sản phục hồi và phát triển

Sau gần 3 quý le lói những dấu hiệu tốt về thanh khoản sản phẩm, tâm lý người tiêu dùng lẫn sức lan tỏa từ chính sách quản lý/công cụ tài chính, BĐS năm 2014 được giới tạo lập, kinh doanh địa ốc dự cảm đầy xán lạn.

Trong vai trò “bôi trơn”, khớp nối giao dịch, đội ngũ môi giới cũng có lý do để kỳ vọng. Linh động phương pháp tiếp cận, đa dạng cách thức tiếp thị để “chiều khách hàng - đẹp lòng chủ nhà”, sẵn sàng tâm lý bị cắt “cầu”… dân trung gian chưa hết cảnh chạy ăn từng bữa.


Bất tận đơn hàng
Khu vực thể hiện rõ nhất chính là phía Tây và một phần phía Đông với hàng loạt dự án được hồi sinh, tái triển khai. Không riêng gì chung cư, tổ hợp thương mại tới tấp chào hàng “săn” khách (cả nhà đầu tư lẫn người mua có nhu cầu thực), các dự án nhà ở thu nhập thấp, nhà tái định cư, nhà ở xã hội hoặc mang tính “phục vụ” an sinh (2 dự án nhà ở cho sinh viên thuê) cũng rậm rịch máy móc, tấp nập công trường. 

Xét riêng trục Lê Văn Lương - Nguyễn Xiển, lượng BĐS được xúc tiến tiếp thị tới người cần nhà đã lên tới hàng nghìn. Rẻ thì chỉ 14 triệu đồng/m2 căn hộ, đắt có khi lên tới ngoài 35 triệu đồng/m2 (như Star City Lê Văn Lương mới đây), trung cấp là khoảng giá 19 - 22 triệu đồng/m2 (tùy diện tích, đã gồm thuế hoặc phí bảo trì) như HP LandMark Tower, Tây Hà, Bắc Hà, Sparks Dương Nội… 

Chưa hết, tham gia vào “thực đơn” nhà đất cho thị trường, còn có cả những căn chung cư mini được dân cò mồi “đánh bóng” kỹ càng trước khi giới thiệu sản phẩm. Tất nhiên, với mặt bằng kiến thức pháp lý hiện tại của người mua, sản phẩm phái sinh kiểu này chỉ được người đi thuê quan tâm.
Với người làm nghề môi giới đúng nghĩa (khoác “áo” sàn giao dịch đủ tư cách pháp lý hay đơn thuần chỉ tham gia một nhóm và “nhờ” pháp nhân), đơn đặt hàng với họ đã vào giai đoạn… không hết việc.

Thị trường hồi phục: Gian nan cung đường môi giới
Nhiều môi giới đã phải “buông” không ít đơn hàng béo bở vì những lý do chỉ người trong nghề mới biết
Không còn cảnh dài cổ “vật nài” hay chèo kéo làm phiền khách bằng đủ hình thức (qua điện thoại, email hay rải tờ rơi vào tận nhà), thay vào đó là chuyện “chạy xô” cả ngày.
“Chuyên sản phẩm dự án, lại thêm mác độc quyền phân phối, 2 tháng nay, cả sàn vắt chân lên cổ mới đáp ứng kịp nhu cầu của người tìm mua/thuê nhà. Đặc biệt, quý IV sẽ còn mệt hơn. Nhưng “vui”, vì dẫu sao cũng không bị thất nghiệp…”, Hoàng Thắng, nhân viên một sàn giao dịch trên trục đường Nguyễn Ngọc Vũ - Nguyễn Khang vui vẻ nói.

Ở cương vị lãnh đạo kiêm nhân viên môi giới, chị Trần Hà thừa nhận: Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Mua bán, thuê/cho thuê với đủ mức giá, điều kiện khắt khe tới mức bất khả thi. Tuy nhiên, rất may nhiều dự án liên tục hoàn thiện móng và đẩy nhanh phần thô thời gian qua đã khiến danh mục lựa chọn được cải thiện đáng kể. Nhất là mảng thuê văn phòng - nhà ở, lực cầu ở khu vực phía Tây và dọc Lê Văn Lương tăng vọt từ giữa quý II.

Giao dịch thực sự vẫn “lừng khừng”, theo giới trung gian, đó là sự cạnh tranh về mức giá - tiện ích - tiến độ - mật độ xây dựng giữa các dự án đang vào hồi khốc liệt.

Không riêng những dự án nhà ở thương mại có giá bình dân, hàng hóa trung và cao cấp cũng chứng kiến tình cảnh này. Chị Hoa, nhân viên một công ty kiểm toán nước ngoài, giải thích: bỏ ra vài tỷ đồng mua nhà thì phải xứng đồng tiền bát gạo. Mua ở CT1, CT2 Trung Văn hay HP LandMark, chung cư VOV… đều nhìn thấy trước cảnh người người nhà nhà chen nhau dùng thang máy đi làm mỗi buổi sáng. Đắt hơn một chút, thì có Muberry Lane, DiscoveryComplex, GoldenLand nhưng các dự án này đang đua cắt lỗ nên chẳng vội xuống tiền.
cafeland

Nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Đã đến lúc rút tiền để đầu tư bất động sản

Đã đến lúc rút tiền để đầu tư bất động sản ? Thị trường chứng khoán (TTCK) sôi động, bất động sản ấm dần, giá vàng đang ở ngưỡng thấp, giá trị các loại ngoại tệ khá ổn định… có vẻ như đây là thời điểm đẹp cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có thể "lướt sóng" thu lời lại không đơn giản. Vậy, nên "nhắm" vào lĩnh vực nào trong thời điểm này?


Thị trường bất động sản đã có dấu hiệu ấm lên

Sau một thời kỳ dài "ngủ đông", thị trường bất động sản đã ấm trở lại. Nế trước đây, nhiều khu đô thị, chung cư bị bỏ không, tức là hàng nghìn tỷ đồng bị "chôn vùi", thì vài tháng lại đây đã có giao dịch. Mặc dù mức giá không thể bằng thời kỳ "nóng" nhưng lượng giao dịch ngày càng nhiều đã mang lại tâm lý lạc quan cho giới đầu tư.

Theo giới chuyên gia, đây là thời điểm hợp lý cho những người có nhu cầu mua nhà để ở, vì mức giá đã thấp hơn nhiều so với trước, thêm vào đó, chủ đầu tư muốn thu hồi vốn nên đưa ra khá nhiều chương trình ưu đãi cho người mua. Chẳng hạn như ở những dự án eco sun 330 triệu đồng một nền trả góp không lãi suất cộng với chiết khấu, Không chỉ riêng dự án đó công ty phúc khang còn nhiều những dự án với nhiều chiết khấu cùng với nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng như dự án eco towndự án sunflower citydự án ecovillage.

Thị trường bất động sản sôi động là thời kỳ cho những ai thích đầu tư về bất động sản cũng như mua nhà để ở với hình thức đầu tư vào bất động sản dạng tích lũy... tham thảo thêm bài viết : Hình thức đầu tư bất động sản tích lũy vốn

Một dự án đáng để hướng đến - dự án eco sun

Vậy đầu tư vào đâu? Lời khuyên của nhiều chuyên gia trong thời điểm hiện tại dành sự ưu tiên cho đầu tư bất động sản với hình thứ tích lũy bất động sản, vì đây là kênh khá an toàn cho dòng vốn, không nên nghĩ đến chuyện "lướt sóng" bất động sản chỉ dành cho những người thực sự muốn kinh doanh và mua để ở.

Nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn


Video dự án ecosun:


Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Tp.HCM: Đầu tư 14.000 tỷ đồng hoàn thiện đường Vành đai 2

Tp.HCM: Đầu tư 14.000 tỷ đồng hoàn thiện đường Vành đai 2. Dự án Đường Vành đai 2 có ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông của Tp.HCM. Thế nhưng, hiện nay trục đường quan trọng này vẫn còn nhiều đoạn chưa được xây dựng mới xây xong được 54km/69km.


Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) Tp.HCM đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Dự án đường Vành đai 2 có tổng chiều dài hơn 69km với nhiều đoạn có lộ giới lên tới 120m. Tuy nhiên, Sở GTVT Tp.HCM cho biết, hiện mới có 54km được xây dựng với nhiều đoạn chưa được mở rộng ra đúng với lộ giới.

Dự án đường vành đai 2 bao gồm các tuyến đường: Quốc lộ 1 đoạn từ nút giao thông Gò Dưa chạy qua các nút giao thông An Sương, An Lạc đến khu vực đường Hồ Ngọc Lãm rồi tiếp tục với đường Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ và cuối cùng là đường mới nối với nút giao thông Gò Dưa. Trong tất cả các tuyến đường khép lại thành Vành đai 2 nêu trên, chỉ có đường Nguyễn Văn Linh được xây đúng theo lộ giới là 120m và cầu Phú Mỹ cùng đoạn đường trên cao nối từ nút giao thông khu A của đô thị mới Phú Mỹ Hưng đến cầu Phú Mỹ đảm bảo yêu cầu giao thông. Tất cả các đường còn lại, đường thì chưa đảm bảo lộ giới, đường thì quá tải. Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc hiện nay mới rộng khoảng 30m trong khi lộ giới là 120m.

Đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Linh và đường dẫn vào cầu Phú Mỹ

Các đoạn đường chưa được xây dựng trên Vành đai 2, trước hết là đoạn qua khu vực đường Hồ Ngọc Lãm, tiếp theo là tuyến đường mới nối từ cầu Phú Mỹ tới nút giao thông Gò Dưa trên quốc lộ 1. Hiện nay ở khu vực đường Hồ Ngọc Lãm, nhà đầu tư Petro Land đang nghiên cứu để đầu tư. Petro Land đã hoàn thành thiết kế cơ sở, đang chuẩn bị trình ngành chức năng xem xét. Theo Sở GTVT Tp.HCM, đoạn đường mà Petro Land đề nghị xây dự án dài 5,3km lộ giới 60m.

Dự án đoạn đường mới nối từ cầu Phú Mỹ tới nút giao thông Gò Dưa được chia thành hai phần để kêu gọi đầu tư. Phần thứ nhất từ cầu Phú Mỹ tới cầu Rạch Chiếc (không phải cầu Rạch Chiếc trên Xa lộ Hà Nội mà là cầu cũng tên Rạch Chiếc nhưng nằm trên đoạn đường nối từ cầu Phú Mỹ ra nút giao thông Gò Dưa) được giao cho Công ty cổ phần Phú Mỹ xây dựng. Hiện nay đơn vị này đã thực hiện dự án xây dựng được khoảng 4,5km trong tổng số 9km đường. UBND Tp.HCM đã giao nhiệm vụ cho Sở GTVT hỗ trợ doanh nghiệp để cuối năm 2012 toàn tuyến đường có thể hoàn thành. Đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến nút giao thông Gò Dưa đang được Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 nghiên cứu, lập đề án đầu tư. Với ba gói dự án nghiên cứu. Gói thứ nhất: cầu Rạch Chiếc, gói thứ 2 đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến Xa lộ Hà Nội và gói thứ 3 từ Xa lộ Hà Nội đến nút giao thông Gò Dưa.
2015: Hoàn thiện toàn bộ Vành đai 2

Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM cho biết, theo dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật GTVT Tp.HCM đến năm 2015, toàn tuyến Vành đai 2 phải được khép kín và hoàn thiện. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giao thông nói riêng và Tp.HCM nói chung trong việc thực hiện chương trình chống ùn tắc giao thông mà nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tp.HCM (giai đoạn 2011 - 2015) đã đề ra. Vành đai 2 hoàn thành sẽ là cơ sở quan trọng để thành phố tổ chức lại giao thông theo hướng hạn chế xe ô tô, đặc biệt là ô tô tải vào nội thành và buộc phải đi theo Vành đai 2.


Tuy nhiên, thách thức của Tp.HCM trước công tác này là kinh phí để thực hiện. Theo ước tính của Sở GTVT Tp.HCM, để hoàn thiện Vành đai 2 thành phố phải đầu tư thêm cho dự án là 14.000 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Nhiều phương án xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế đã được Tp.HCM thực hiện, song vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư mặn mà. Sở GTVT đang tính đến phương án phân kỳ đầu tư theo hướng làm từng phần. Bước đầu có thể làm hai làn xe cho hai chiều xe xuôi ngược. Khi có nhu cầu và bố trí được vốn sẽ mở rộng dần ra.

Nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

20 năm bất động sản : Đỉnh cao và vực sâu

Nợ xấu, tồn kho lớn, DN phá sản, người mua không có nhà,... hậu quả của một thời kỳ sốt nóng BĐS. Trải qua 20 năm, thị trường BĐS Việt Nam có những bước thăng trầm, từ lúc sốt nóng hầm hập tới nay vẫn đang chậm chạp hồi sinh.
Mỗi bước thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam thường gắn liền với các biến cố vĩ mô và chính sách đối với bất động sản.


Lạm phát bùng nổ vào năm 2011 và chính sách thắt chặt tiền tệ đã dập tắt cơn sốt cục bộ nhà đất ở Đà Nẳng và Hà Nội. Chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Thị trường nhà đất sau đó gần như đóng băng, thanh khoản giảm mạnh.

Thời điểm năm 2012, tồn kho bất động sản tại lên tới trên 100 nghìn tỷ, hiện đã giảm xuống còn khoảng trên 80 nghìn tỷ. Khó khăn này đã ảnh hưởng không chỉ đến các DN bất động sản mà còn tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế như vật liệu, xây dựng, lao động, ngân hàng...

Cuối năm ngoái, nhiều chuyên gia đã tranh cãi nhau về vấn đề thị trường liệu đã chạm đáy. Đến thời điểm này, câu trả lời vẫn chưa thực sự rõ ràng, sự chuyển biến ở một vài phân khúc cũng chỉ là ánh sáng le lói của thị trường.
Nhìn lại lịch sự của thị trường BĐS có thể thấy, chu kỳ diễn ra ngày càng phức tạp hơn và không một chuyên gia nào có thể đoán trước được thời thế.Cơn sốt 1993-1994: Diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn.

Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.
Giai đoạn đóng băng 1995-1999: Sau cơn sốt mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm. Nguyên nhân do các chính sách vĩ mô và sự biến động của nền kinh tế.

Bùng nổ 2001-2002: Sau giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm, thị trường bất động sản bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002.

Nguội lạnh 2002-2006: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.

Sốt nhà đất 2007-2010: Sau 4 năm trầm lắng, thị trường bất động sản lại sốt nóng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cơn sốt này diễn khi nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lớn và tăng trưởng tín dụng cao.
Như vậy, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây thị trường nhà đất Việt Nam đã trải qua 6 lần sốt giá và suy giảm.


Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến nay, thị trường BĐS đã chứng kiến một sự đổi thay chóng mặt.
Năm 2007, để mua được căn hộ tại TP.HCM, người dân phải xếp hàng, chen lấn xô đẩy và đặt cọc hàng trăm triệu đồng.
Tại Hà Nội, chủ đầu tư bán nhỏ giọt, người mua nhà phải bốc thăm, mua chênh hàng trăm triệu đồng và xếp hàng từ lúc nửa đêm để có suất mua nhà.

Cảnh tượng năm 2014, chủ đầu tư ào ào mở bán, chăm sóc đủ kiểu để mời gọi người mua nhà

Với 3 cơn “sốt” nhà đất vào các năm 1991-1993, 2001-2003, 2007-2008, giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM.

Cơn sốt đất ảo đi qua, đầu cơ bỏ thị trường, rớt giá và hàng nghìn tỷ đồng tồn đọng trong BĐS. Dự án bỏ hoang, chậm tiến độ,...
Chủ đầu tư và người mua nhà bắt đầu mâu thuẫn và kiện cáo, đỉnh điểm là một loạt các vụ tranh chấp diễn ra trong những năm gần đây.

Nếu như trước đây, các chủ đầu tư âm thầm bán hàng, đi đêm để có suất ngoại giao thì nay để bán được hàng, chủ đầu tư tìm mọi cách tiếp thị, trong đó để giảm chi phí vỉa hè vẫn là một kênh hiệu quả.
Lúc này người mua nhà mới thực sự là thượng đế, các chương trình khuyến mại rầm rộ mà vẫn không có người mua nhà.
 
 Cảnh nhộn nhịp thời kỳ sốt đất tại các sàn, cò đất tha hồ thao túng thị trường

Ngân hàng dễ dãi hơn trong việc cho vay BĐS

Và đây là cảnh ảm đạm, cửa đóng then cài, sàn BĐS âm thầm rời bỏ thị trường

Cắt giảm các dự án không tiềm năng, tập trung đầu tư vào một dự án, đẩy mạnh mua bán dự án hoặc chuyển hướng xây các dự án có mức giá vừa phải, diện tích căn hộ nhỏ, khuyến mại cho khách hàng... là cách mà các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn.


Diện tích căn hộ giảm đáng kể ở phân khúc cao cấp và hạng sang




Căn hộ bình dân đang là xu hướng mới của thị trường bất động sản.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã ý thức rằng thời kỳ BĐS đỉnh cao, “ăn xổi” gần như đã qua.




Giá căn hộ cũng trở về mức trên dưới 20 triệu đồng/m2



Giá nhà, đặc biệt là nhà chung cư xuống đúng tầm tay người dân



Nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn, cơ hội cho các Doanh nghiệp BĐS vẫn còn nhiều.
CBRE giả định có 10% trong số 3,1 triệu người có việc làm có nhu cầu nhà ở thì đã có 300.000 người dân cần nhà.

cafeland

Theo kết quả thị trường như trên chúng ta có thể dự đoán cuối năm 2015-đầu 2016 thị trường bất động sản có thể lại bùng nổ nhưng với động thái mới có lợi cho người mua. Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng để đón đầu xu hướng?
Nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Đường Nguyễn Huệ sẽ là quảng trường TP.HCM

Đường Nguyễn Huệ sẽ là quảng trường TP.HCM
Ngày 11-9, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1-TP.HCM khởi công dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ, Q.1 (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến Lê Lợi).


Theo thiết kế, dự án đoạn đường Nguyễn Huệ trên dài 125m, rộng 63m và đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ Pasteur đến Đồng Khởi) dài 220m, rộng khoảng 14m, mặt đường sẽ lát đá granite dày 8cm, vỉa hè lát đá granite dày 6cm, cho xe chạy một chiều.

Dự án sẽ sử dụng màu sắc của một số loại đá granite để trang trí hoa văn, tạo mỹ quan đô thị.
Làm hệ thống thoát nước mới tại khu vực trên, xây dựng hào kỹ thuật cho các công trình điện, điện thoại, cáp viễn thông ngầm dưới lòng đường.
Tổng vốn đầu tư xây dựng dự án là 71,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 3-2015 cùng lúc hoàn thành công trình xây dựng tượng đài Bác Hồ mới trước trụ sở UBND TP.HCM.

Dự kiến giai đoạn 2 (tháng 10-2014), khởi công nâng cấp đường Nguyễn Huệ đoạn từ Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng để toàn bộ tuyến đường Nguyễn Huệ trở thành quảng trường của TP.HCM.

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho TP được chỉ định nhà thầu tổng thầu theo hình thức EPC (tư vấn, xây dựng và lắp đặt thiết bị) đối với công trình dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ giai đoạn 2.

Theo UBND TP, công trình trên cần thực hiện theo cơ chế đặc biệt để rút ngắn thời gian chuẩn bị, sớm khởi công và hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất.
Dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ giai đoạn 2 có chiều dài 670m, rộng 64m. Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng lát đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ, đài phun nước, xây dựng ngầm trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh...với tổng vốn đầu từ 428 tỉ đồng.

Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trước ngày 20-4-2015.
UBND TP.HCM vừa giao Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP tập trung chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nhà ga, Nhà hát TP nhằm đảm bảo hoàn thành trước ngày 25-1-2015.
tuoitre

Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Đất nền giá rẻ nguy cơ trắng tay

Cảnh giác trong giao dịch bất động sản : Mua đất nền giá rẻ, cẩn thận kẻo trắng tay

Hiện nhiều tuyến đường vùng ven TP HCM tràn ngập các bảng rao bán đất nền dự án với giá chỉ 200-300 triệu đồng/nền nhưng nếu không kiểm tra kỹ, người mua dễ gặp phiền toái hoặc mất tiền.
Biết người mua có tâm lý sợ đất “giấy tay”, đất tranh chấp, đất nông nghiệp, người bán đưa ra cam kết nền đất bán là đất thổ cư, pháp lý đầy đủ, mọi việc từ sang tên, xin phép xây dựng bên bán lo hết, người mua chỉ cần chồng tiền là có thể an cư.

Bán đất nền hàng loạt
Thấy chúng tôi đứng trước khu đất nằm sâu trong hẻm 1959 đường Lê Văn Lương (ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè), một phụ nữ tên Thủy mang ra tờ photocopy “bản đồ hiện trạng vị trí: 1/500” để chúng tôi dễ hình dung.

Theo đó, khu đất dự án được chia thành 15 lô, lô lớn nhất trên 56 m2, lô nhỏ nhất chưa tới 28 m2, bề ngang mỗi lô từ 3,5-4,5 m trong khi quy định về dự án diện tích tách thửa tại huyện Nhà Bè hiện nay tối thiểu là 120 m2 đối với đất chưa có nhà.

Chúng tôi liên hệ với chủ khu đất thì được biết giá bán khoảng 8 triệu đồng/m2 và cam kết mọi thủ tục chủ đất đã làm đầy đủ, có thể xây dựng tự do từ nhà cấp 4 cho đến 2 lầu, 3 lầu gì cũng được (!). Tuy nhiên, một cán bộ xã Nhơn Đức cho biết khu đất này hiện do người khác đứng tên.
 Chỉ cần làm con đường bê-tông, chủ đất chia ra cả chục lô để bán dự án đất nền

Tương tự, khi chúng tôi liên hệ với người phụ nữ tên Yến đang rao bán đất nền với giá từ 240-500 triệu đồng/nền nằm trong hẻm đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè), người phụ nữ này cũng khẳng định chỉ trong 45 ngày sẽ làm xong thủ tục “đồng sở hữu” để chúng tôi yên tâm xây nhà.

Sau khi trao đổi qua điện thoại với yêu cầu cần tìm một lô đất có sổ đỏ riêng, giá khoảng 500 triệu đồng, ngày 10-9, chúng tôi được nhân viên tên V. của công ty môi giới nhà đất N.B dẫn đi xem 2 lô đất cũng nằm trong hẻm đường Lê Văn Lương.

Để người mua yên tâm, V. photocopy sẵn 2 sổ đỏ, trên đó ghi rõ mục đích sử dụng là “đất ở nông thôn”. So với khu đất “chia lô mini” ở trên thì 2 lô này có vị trí đẹp nhưng giá chào bán chỉ có 5,5 triệu đồng/m2 và 6,7 đồng/ m2.

Đầy rủi ro
Sau khi nghe chúng tôi than không đủ tiền mua lô lớn, V. khuyên nên mua đất “đồng sở hữu” và lôi ra cả xấp bản vẽ giới thiệu khu phân lô bán nền mà công ty cô thực hiện. Dạo một lượt, chúng tôi tỏ ý thích ngẫu nhiên lô đất có giá 310 đồng và muốn V. gửi cho xem trước hợp đồng để bàn bạc với gia đình.

Theo hợp đồng, công ty của V. có vai trò như bên bán (không phải môi giới) nhưng lô đất lại đứng tên một cá nhân khác cho thấy sự nhập nhèm về pháp lý của kiểu phân lô bán nền.

Hai ngày sau, thấy chúng tôi im lặng, V. liên tục gọi điện để thuyết phục nên chúng tôi tìm cớ chờ kiểm tra thông tin quy hoạch. Nghe vậy, V. liền tư vấn cho chúng tôi gặp một người quen làm ở phòng tài nguyên môi trường chứ khơi khơi đi hỏi thông tin quy hoạch sẽ không ai trả lời.

Khi chúng tôi yêu cầu V. photocopy sổ đỏ và cùng đi qua xã hỏi thì cô này liền nói “mọi giấy tờ công ty đều nộp để chuẩn bị tách sổ cho bà con ở khu đó” nên đành chịu.
Những lời rao bán đất nền dự án giá rẻ treo đầy trên các tuyến đường ở vùng ven

Cũng như thế, khi liên hệ với hàng loạt số điện thoại rao bán đất nền tại huyện Bình Chánh với giá bán từ 1,6-2 triệu đồng/m2, sổ hồng riêng, thổ cư 100% thì tất cả đều cam kết miệng chứ không cung cấp thông tin cụ thể để bên mua có thể đi kiểm chứng từ cơ quan nhà nước.

Với kinh nghiệm trong ngành nhà đất, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành, khẳng định nếu đất ở Bình Chánh mà giá bán 2 triệu/m2 thì không thể là đất ở mà là đất nông nghiệp.

Các trường hợp phân lô bán nền mà phóng viên ghi nhận cũng có nhiều dấu hiệu bất hợp pháp vì không bảo đảm các điều kiện theo quy định về hạ tầng kỹ thuật như đường sá, công viên, điện, nước...

“Người mua không thể xây nhà ở được hoặc sẽ gặp rắc rối về pháp lý, không thể đứng tên mảnh đất của mình và việc làm giấy tờ “đồng sở hữu” không đơn giản như bên bán nói” - ông Nghĩa nhận định.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, cho rằng ở một số khu vực vùng ven có tình trạng phân lô bán nền trái phép.
“Bên bán có rất nhiều kỹ xảo để người mua tin tưởng nhưng người mua nên tỉnh táo, cần kiểm tra thông tin chính thức từ cơ quan nhà nước xem đó có phải là đất ở không, có vướng quy hoạch không, đã nộp tiền sử dụng đất chưa... để tránh mất tiền, tay trắng!” - ông Châu cảnh báo.

Bài học nhãn tiền
Ông Nguyễn Tấn Vương cho biết tháng 9-2013 đã mua lô đất gần 54 m2 với giá hơn 295 triệu đồng (đã thanh toán 95%) tại một “dự án” đất nền ở xã Long Thạnh Mỹ (quận 9) với ý định đến tháng 5-2014, khi có sổ đỏ theo cam kết của chủ đầu tư sẽ thế chấp lấy tiền xây nhà. “Nhưng đến nay, sổ đỏ thì không thấy đâu còn đất không thể xây dựng được vì đây là khu đất hỗn hợp, không phải đất ở” - ông Vương chua chát.
Được biết, ngoài ông Vương còn có khoảng 20 người khác đã mua đất nền tại đây nhưng đến nay chưa thể đòi lại tiền dù trong hợp đồng có điều khoản nếu chủ đầu tư không bán hoặc không hoàn thành thủ tục chuyển nhượng sẽ bồi thường gấp đôi.

Khách hàng hãy tìm hiểu các dự án có pháp lý rõ ràng như: quyết định phê duyệt 1/500, quyết định giao đất do nhà nước cấp, đồng thời hạ tầng của chủ đầu tư phải cơ bản hoàn thiện ví dụ như dự án sunflower city của cty phúc khang.

Nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

TP.HCM la liệt dự án chết

Dự án chậm tiến độ - TP.HCM la liệt dự án chết

Cho dù các số liệu thống kê cho thấy thị trường bất động sản đang tốt lên thì ngay giữa Sài Gòn vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn với hàng trăm dự án chậm tiến độ, thi công ì ạch thậm chí “trùm mền”.

Khu dân cư Hà Đô bỏ hoang - tphcm dự án chết la liệt

Vì đâu nên nỗi?
Từng là phân khúc tạo sức hút nhất trên thị trường, nhưng hiện tại đất nền dự án có rất ít giao dịch. Thậm chí, đất nền nhiều khu dân cư (KDC) cao cấp đang biến thành những cánh đồng cỏ khổng lồ giữa Sài Gòn.

Tọa lạc ngay khu vực cửa ngõ phía Đông - cửa ngõ chính dẫn vào TP.HCM và là cấu nối TP.HCM với các khu vực lân cận, Dự án Khu đô thị Đông Tăng Long chính thức được khởi công từ năm 2005. Lúc ấy, dự án với tổng diện tích 160 ha này được xem như một trong những dự án trọng điểm của Q.9. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Dự án Khu đô thị Đông Tăng Long lại là khung cảnh bạt ngàn cỏ dại, những con đường không một bóng người, hoang vu đến lạ kỳ.

Khu nhà ở phường Long Trường - Tiến Phước do Công ty TNHH Tiến Phước, dự án Khu đô thị mới Phú Xuân (huyện Nhà Bè) do CTCP Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec làm chủ đầu tư, Khu dân cư Tân Nhựt (Bình Chánh) gồm hơn 600 nền đất do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Huỳnh Thông làm chủ đầu tư cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi một số lượng lớn đất đai cỏ mọc um tùm.

TP.HCM la liệt dự án chết - Cỏ mọc đầy Khu Thạnh Mỹ Lợi

Tượng tự đất nền cách đây vài năm, thời điểm BĐS đang còn "sốt", hàng loạt khu KDC cao cấp mọc lên ở vùng ven thành phố. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, thị trường tụt dốc thê thảm, hậu quả là những KDC này rơi vào tình trạng hoang vắng. Thậm chí, nhiều nơi còn được tận dụng để nuôi gà, vịt, trâu, bò.

Được biết đến là một trong những dự án KDC cao cấp ở Q.9 thì hiện nay, nhiều biệt thự trong KDC Khang An đang được sử dụng để nuôi gà, nuôi vịt. Ngoài ra, các KDC nằm tại khu vực Thạnh Mỹ Lợi (Q.2), KDC Hà Đô, KDC Thế Kỷ, KDC Văn Minh, KDC Tuổi Trẻ, Khu Trung Tiến và nhiều KDC khác cũng rơi vào hoàn cảnh hoang vắng nhiều khu vực được người dân tận dụng làm nơi chăn bò chăn trâu.

TP.HCM la liệt dự án chết - Chăn trâu trên đất nền Khu Thạnh Mỹ Lợi

Theo các chuyên gia BĐS thì những dự án “trùm mền” là hệ quả của cả một hệ thống doanh nghiệp địa ốc. Vào thời điểm thị trường BĐS đang là miếng mồi ngon và béo bở thì các doanh nghiệp thi nhau “nhảy vào”. Điều này đã khiến cho nguồn cung BĐS trở nên thừa thải. Trong khi đó nguồn cầu mà cụ thể là khách hàng (mua nhà mua đất) đã biết cách tính toán về giá trị thực của BĐS chứ không chạy theo cơn sốt ảo.

Trở về với thực tại
Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân: "Hầu hết những chủ đầu tư của các dự án trùm mền trúng thầu nhưng không phải dựa trên vốn thực tự có. Nguồn vốn ở đây chủ yếu là ứng từ khách hàng và vay ngân hàng". Điều đáng nói, nguồn vốn không phải của mình lại bị các đơn vị này đầu tư dàn trải. Một khi khách hàng không tìm tới mua sản phẩm, chủ đầu tư sẽ không có vốn. Chính điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị “kiệt quệ” nguồn vốn, dẫn tới không đủ khả năng đầu tư tiếp cho dự án.

Rõ ràng các doanh nghiệp địa ốc muốn tồn tại thì phải bán được sản phẩm, mà người mua sản phẩm chính là khách hàng. Yếu tố tiên quyết và bắt buộc là các doanh nghiệp phải lôi kéo được khách hàng.

Về điều này các chuyên gia BĐS cũng đã đưa ra một số giải pháp. Cụ thể, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM: “Chủ đầu tư phải chấp nhận bán lãi ít, hòa vốn thậm chí là bán lỗ. Bên cạnh đó, chú trọng tới các hình thức tiếp thị sản phẩm BĐS, sử dụng các chiêu thức khuyến mãi, thưởng quà. Nếu liên kết được cùng ngân hàng ưu đãi lãi suất thì điều này chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng”

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân phân tích, các nhà đầu tư phải tìm kiếm được nguồn vốn khác để đầu tư tiếp theo, mà điển hình là từ các gói hỗ trợ như 30.000 tỉ đồng, chứ không thể chỉ trông cậy nguồn vốn huy động từ khách hàng.

Còn đại diện của Novaland thì cho rằng: “Việc khách hàng ngày một thông minh khi lựa chọn các dự án BĐS, bắt buộc chủ đầu tư phải đảm bảo sự uy tín. Một khi đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, lúc đấy chắc chắn họ sẽ tìm tới sản phẩm của mình”.

Trên thực tế, việc nói bao giờ cũng dễ hơn làm, tuy nhiên, suy cho cùng việc hàng trăm dự án trùm mền lỗi đầu tiên thuộc về sự yếu kém của doanh nghiệp địa ốc bên cạnh sự khó khăn chung của thị trường.
CafeLand

Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án uy tín, nhiều khuyến mãi quà tặng cùng nhiều chương trình rút thăm chúng thưởng của công ty chúng tôi :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Dự án xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn ở bến xe Miền Đông.

Dự án xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn ở bến xe Miền Đông. Sau khi bến xe miền Đông hiện hữu ở phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM di dời ra quận 9, một phần của bến xe được sử dụng làm bãi đậu xe buýt, phần còn lại sẽ được xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn.


TPHCM dời bến xe miền Đông để xây dựng dự án Trung tâm thương mại và khách sạn. Bến xe miền Đông sau khi di dời sẽ được xây dựng khu thương mại, văn phòng cho thuê và khách sạn.
Theo quyết định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bến xe miền Đông hiện hữu được chính quyền TPHCM phê duyệt hôm 29-8, diện tích được quy hoạch là toàn bộ bến xe miền Đông hiện nay với tổng diện tích là 62.612 mét vuông.

Sau khi hoàn thành việc di dời bến xe, khu đất tại bến xe miền Đông hiện hữu sẽ được chia làm 2 phần, một phần được sử dụng làm bãi đậu xe buýt, xe du lịch lữ hành (gọi là khu A), phần còn lại sẽ thực hiện dự án xây dựng gồm khu phức hợp (gọi là khu B) bao gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn.

Dự án khu tòa nhà phức hợp có từ 20 đến 25 tầng, với chiều cao tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 100 mét.
Về phân khu chức năng, chính quyền TPHCM yêu cầu các sở ngành liên quan nghiên cứu đề xuất phương án phân khu chức năng sao cho hợp lý, thuận lợi cho việc tổ chức giao thông, đáp ứng yêu cầu là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô.

Đối với khu đất phức hợp, các phương án quy hoạch cũng phải hợp lý để tổ chức bán đấu giá tạo nguồn vốn đầu tư dự án bến xe miền Đông mới.
Về tổ chức giao thông, lãnh đạo thành phố đề nghị cần dự báo về lưu lượng giao thông trong tương lai để có phương án hợp lý; đồng thời có giải pháp mở rộng hẻm 153 (trước đây là hẻm số 77) quốc lộ 13 về phía khu đất bến xe với lộ giới tối thiểu 12 mét để điều hòa, lưu chuyển xe về hai trục chính là đường Đinh Bộ Lĩnh và quốc lộ 13.

Theo quy hoạch, dự án bến xe miền Đông mới có diện tích 14 héc ta (rộng hơn gấp đôi bến xe miền Đông hiện hữu) tại khu vực Suối Tiên, quận 9. Bến xe mới sẽ được xây dựng hiện đại với cách phục vụ hành khách được tổ chức giống như ở sân bay.

Vị trí xây dựng bến xe miền Đông mới sẽ kết nối với depot của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Theo quy hoạch đến năm 2015, TPHCM đưa ra dự án sẽ xây dựng 4 bến xe mới có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của một thành phố hơn 10 triệu dân, thay thế cho những bến xe đang bị xuống cấp và quá tải hiện nay.

Tuy nhiên, đến thời điểm này cả 4 dự án bến xe mới chưa khởi công được vì vướng giải phóng mặt bằng. Việc chậm di dời các bến xe ra khỏi khu vực nội thành đã làm cho tình trạng ùn tắc giao thông của thành phố ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là vào những dịp lễ tết.
cafeland

Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án liên quan :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Hoàn thiện hạ tầng để giảm áp lực giao thông

Trong những năm gần đây, áp lực giao thông tại TP Hồ Chí Minh đã giảm rõ rệt. Dự kiến đến cuối năm 2014, thành phố sẽ hoàn thành nhiều công trình giao thông quan trọng khác, từng bước kết nối thông suốt với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


Cải thiện giao thông nội đô
Từ năm 2011 đến nay, những dự án giảm ùn tắc giao thông của TP Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả. Nếu như năm 2010, trên địa bàn thành phố xảy ra 54 vụ ùn tắc kéo dài trên 30 phút thì năm 2013 chỉ còn lại 3 vụ. Đặc biệt, từ đầu năm 2014 đến nay, thành phố chưa xảy ra vụ ùn tắc nào kéo dài trên 30 phút, chỉ có những vụ ùn ứ cục bộ ở các khu vực xảy ra ngập do mưa - triều cường kết hợp.


Hoàn thiện hạ tầng giao thông góp phần phát triển kinh tế.
Để cải thiện giao thông nội đô, thành phố đã đẩy mạnh phân luồng giao thông hợp lý trên nhiều tuyến đường. Nhiều tuyến đường thường xuyên là “điểm nóng” ùn tắc vào giờ cao điểm đã được cải thiện đáng kể, như: Tuyến đường Bùi Thị Xuân - Sương Nguyệt Ánh (quận 1), Tỉnh lộ 10 - đường số 7 (quận Bình Tân), Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo (quận 5), quốc lộ 1A (từ nút giao thông Thủ Đức đến vòng xoay An Lạc), đường Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... Theo đó, những tuyến đường này đã được tổ chức phân lại làn xe, cho phép các xe trộn dòng đi theo hướng các giao lộ để giảm bớt giao cắt, điều chỉnh số lượng và bề rộng làn xe ở các đoạn có mật độ giao thông cao.

Bên cạnh đó, tại các tuyến đường như Nguyễn Tri Phương (quận 10), Trường Chinh, Cộng Hòa (quận Tân Bình), Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh)... có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông cũng đã được lắp đặt dải phân cách giữa làn xe ô tô và xe hai bánh, hàng rào ngăn chặn hành vi đi bộ băng sang đường không đúng nơi quy định, dải phân cách tim đường... Thành phố cũng đã tổ chức và điều phối các lực lượng cùng tham gia điều tiết giao thông trên 23 tuyến đường trọng điểm thường xảy ra tai nạn và 24 “điểm đen” về an toàn giao thông.

Điều đáng nói, thành phố đã tập trung thực hiện các dự án giải pháp cấp bách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các dự án công trình trọng điểm để sớm đưa vào sử dụng, góp phần giảm tải áp lực giao thông. Nhiều dự án như cầu Sài Gòn 2, giai đoạn 1 tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài, tuyến đường vành đai phía Đông, mở rộng liên tỉnh lộ 25B giai đoạn 2, mở rộng xa lộ Hà Nội, xây mới 6 cầu vượt bằng thép ở các nút giao thông trọng điểm... đã giúp các cửa ngõ thành phố thông thoáng.

“Thành phố đã bố trí vốn đầu tư từ ngân sách cho các dự án giao thông lên đến hơn 28.300 tỷ đồng và kêu gọi đầu tư các dự án giao thông theo hình thức BOT, BT...”, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết.

Gắn kết vùng
Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2014 sẽ có 34 công trình giao thông nằm trong dự án được đưa vào sử dụng, trong đó có nhiều công trình huyết mạch giúp giải tỏa áp lực giao thông của thành phố và của khu vực. Do vậy, ngay từ đầu năm 2014, UBND TP đã chỉ đạo Sở KH&ĐT, Sở Tài chính ưu tiên và bố trí đủ vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm đã được phê duyệt, các công trình có thể hoàn thành trong năm nay. Đồng thời, UBND TP cũng giao cho các UBND quận, huyện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đối với dự án giao thông huyết mạch, kết nối với các tỉnh lân cận; vừa giảm áp lực giao thông vừa thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Trong số các công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm, đầu tiên phải kể đến là dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với dự án thành phần 1: Đoạn An Phú (quận 2) - vành đai 2 với tổng chiều dài khoảng 4,5 km. Bên cạnh đó, dự án xây dựng đường tỉnh lộ 10B đi qua quận Bình Tân và huyện Bình Chánh với tổng chiều dài 8,5 km. Đây là trục đường tiếp giáp với tỉnh lộ 10, tạo thành một trục giao thông chính nối trung tâm thành phố với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, kết nối các KCN ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) với khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Tân Tạo và các khu dân cư thuộc huyện Bình Chánh, quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh).

Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ giảm tải cho quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ từ Long An về TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cuối năm nay, ngành giao thông thành phố cũng sẽ nỗ lực hoàn thành toàn tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài với bề rộng mặt đường từ 20 - 60 m (tương đương 6 - 12 làn xe), dài 13,7 km. Theo tính toán của Sở GTVT, khoảng 40% lượng xe đi từ Bình Dương vào nội thành TP Hồ Chí Minh sẽ đi bằng tuyến đường này. Vì vậy tình trạng ùn tắc ở trước bến xe miền Đông và giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) sẽ được giảm bớt. Đây cũng là tuyến kết nối trung tâm thành phố với các khu đô thị vệ tinh xung quanh và các tỉnh liền kề như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
cafeland

Hãy ghé trang web chuyenvientuvan.com.vn để tham thảo thêm nhiều dự án liên quan :
1.dự án sunflower city
2.dự án ecosun
3.dự án ecovilage
4.dự án ecotown
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể liên hệ mr.Khanh 0907.786.100 để được tư vấn.
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn