du an ecotown dự án eco town
8/10 2222222 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn đặc khu phú quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đặc khu phú quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Cơ hội cởi bỏ “chiếc áo quá chật” cho Phú Quốc

Chỉ mất không quá 3 tiếng đồng hồ để bay từ các Thủ đô, thành phố lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương tới đảo Phú Quốc của Việt Nam. Vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, những bãi biển đẹp cùng với cơ sở hạ tầng du lịch – nghỉ dưỡng phát triển đồng bộ là những điều kiện cần để đưa đảo Ngọc Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch của khu vực.    

Tuy vậy, việc tổ chức bộ máy hành chính cấp huyện đang khiến Phú Quốc khó bứt phá để phát triển hơn. Do đó, việc nâng cấp huyện đảo này trở thành thành phố là yêu cầu hết sức bức thiết.

Cơ hội trỗi dậy

Những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, cơ sở hạ tầng đồng bộ đã giúp Phú Quốc thu hút giới đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực bất động sản (BĐS), du lịch, nghỉ dưỡng. Lượng khách du lịch đến Phú Quốc ngày càng tăng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, huyện đảo đón trên 2,2 triệu lượt khách, tăng 35,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 390.000 lượt, tăng 35,5%; doanh thu từ du lịch đạt trên 3.829 tỷ đồng, tăng 40,8% cùng kỳ.

So sánh với một trung tâm du lịch biển khác của Việt Nam để thấy tiềm năng của Phú Quốc còn rất lớn. 6 tháng đầu năm, thành phố Đà Nẵng thu hút 4,3 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 739.000 lượt (khoảng gấp đôi Phú Quốc).

Phú Quốc chỉ là 1 huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, nếu được thay đổi cơ chế quản lý như một thành phố thì chắc chắn thu hút đầu tư vào Phú Quốc sẽ tăng mạnh, đồng thời lượng khách đến sẽ không thua kém Đà Nẵng hay các thành phố khác.

Hiện có hơn 300 dự án đăng ký đầu tư vào Phú Quốc, với nguồn vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 360.000 tỉ đồng. Trong số các dự án đầu tư trên địa bàn, có 215 dự án phát triển du lịch... Ngoài ra, Phú Quốc có 31 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 293 triệu USD.

Cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới góp phần gia tăng lượng khách du lịch tới Phú Quốc

Theo ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, năm 2019, huyện đảo đặt kế hoạch tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 25.000 tỷ đồng trở lên; thu ngân sách 4.300 tỷ đồng. Lãnh đạo huyện Phú Quốc nhấn mạnh, năm 2019 và những năm tới, Phú Quốc xác định du lịch vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển làm nền tảng để thúc đẩy các lĩnh vực khác.

Hàng loạt Tập đoàn lớn như CEO, Vin Group, Sun Group, BIM không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng nên đều tăng tốc đầu tư vào đây. Những siêu dự án nghỉ dưỡng, những tổ hợp giải trí quy mô, tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, casino đầu tiên thí điểm cho người Việt vào chơi… đang hình thành ở khu Bắc và Nam đảo. Những thương hiệu khách sạn quốc tế như JW Marriott, Accor, InterContinental, Melia, Movenpick… đều đã có mặt tại hòn đảo này.

Hiện tại, chính sách ưu đãi đầu tư vào Phú Quốc đã vượt trội so với cả nước, như được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng, được hưởng thuế thu nhập 10% thay vì mức 22% chung cho cả nước, thuế thu nhập cá nhân được giảm 50%. Nhưng để Phú Quốc có sức hấp dẫn mang tầm quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao hơn thì rõ ràng cần nhiều hơn thế.

Cần “chiếc áo” rộng hơn

Thời gian qua, dù phát triển bứt phá về kinh tế, xã hội, du lịch, song cấp đơn vị hành chính như hiện tại vẫn là "chiếc áo quá chật" ngăn cản nhiều cơ hội bứt phá cho Phú Quốc. Bởi lẽ, khi Phú Quốc là huyện thì mô hình quản lý sẽ là chính quyền nông thôn, chứ không phải chính quyền đô thị như các thành phố khác.

Việc xây dựng Đề án thành lập Thành phố Phú Quốc được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng để đảo Ngọc phát huy tiềm năng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của một huyện đảo đông dân (trên 120.000 người), diện tích lớn nhất nước với gần 600 km2 (gần bằng quốc đảo Singapore hiện nay).

Phú Quốc trước cơ hội trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển của các địa phương, việc nâng cấp một huyện lên thị xã hay thành phố là điều rất bình thường, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như thúc đẩy địa phương đó phát triển mạnh mẽ hơn. Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí để Lào Cai được nâng cấp Sapa từ huyện lên thị xã, dù nơi này chưa đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân lý giải: Thời gian qua, Sapa có sự tăng trưởng nóng về du lịch. Hàng năm, lượng khách du lịch đến Sapa tăng 23,4% (riêng năm 2018 đã đón trên 2,5 triệu lượt khách). Theo quan điểm của Chính phủ, thành lập thị xã Sapa trên cơ sở huyện Sapa là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý để chuyển đổi mô hình quản lý từ chính quyền địa phương ở nông thôn (huyện) sang chính quyền địa phương ở đô thị (thị xã), bảo đảm thực hiện tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn có tốc độ đô thị hoá nhanh.

So với Sapa, tiềm năng của Phú Quốc còn lớn hơn rất nhiều khi sở hữu hàng loạt bãi tắm đẹp, cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú, nghỉ dưỡng được đầu tư hiện đại, chưa kể có sân bay quốc tế với số lượng đường bay ngày càng tăng.

Tương tự Sapa, thuyết minh cho việc xin chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng, mô hình chính quyền nông thôn (huyện) hiện nay không còn khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, với nhiều bất cập. Đó là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hộ tịch, quản lý xây dựng, trật tự xây dựng, cấp phép đầu tư, vấn đề môi trường sinh thái…

"Vì vậy, việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc là cần thiết để thiết lập mô hình quản lý theo chính quyền đô thị cho phù hợp và tạo sự cân đối về phát triển đô thị giữa các khu vực, vùng miền cả nước. Mặt khác, việc thành lập thành phố Phú Quốc sẽ tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế xã hội", tờ trình của UBND tỉnh Kiên Giang nêu rõ.

Có thể nói, nếu được tháo gỡ về cơ chế, chính sách, nhất là sớm hiện thực hóa việc đưa Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, Phú Quốc có thể vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, cạnh tranh với những thiên đường nghỉ dưỡng như Phuket và Bali trong khu vực.

Để tham khảo các vị trí đất đẹp và giá đất khách hàng có thể liên hệ với MKR qua HOTLINE 0906 79 06 96 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thảm khảo thêm 1 số sản phẩm tại đây: 

Công ty TNHH BĐS Mạnh Khanh Real

Tổ 2 Đường Cách Mạng Tháng 8, Khu phố 10, thị trấn dương đông.

Theo phương án trình Chính phủ, tỉnh Kiên Giang dự kiến thành lập thành phố Phú Quốc gồm 8 phường, một xã trực thuộc. Sau khi thành lập, thành phố Phú Quốc có diện tích tự nhiên hơn 589 km2, dân số 127.709 người. Thành phố Phú Quốc nằm về phía Tây Bắc, cách thành phố Rạch Giá - trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang khoảng 120km.

Nguồn: congthuong.vn

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Đến lúc chín muồi để "nâng cấp" Phú Quốc lên thành phố?

Cũng giống bất cứ đô thị nào trên thế giới, Phú Quốc đang ở giai đoạn "quá độ", vừa gặt hái thành công song cũng đối mặt với những hệ lụy của quá trình phát triển.

Bên cạnh nỗ lực giải quyết của chính quyền địa phương, cần thiết phải có những điều chỉnh kịp thời về mặt cơ chế, chính sách để "rộng cửa" cho đảo Ngọc bứt phá.

Khắc phục những tồn tại

Những vi phạm pháp luật về đất đai gia tăng, biến động lớn về giá đất thời điểm năm 2018… đó là những mặt trái trong quá trình phát triển bứt tốc của Phú Quốc mấy năm gần đây.

Bên cạnh các giải pháp kiểm soát, ổn định lại thị trường BĐS, cuối tháng 9/2018, huyện Phú Quốc đã thành lập Tổ Kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn đảo, phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng và khoáng sản.

Thông tin từ huyện đảo Phú Quốc cho hay, từ đầu năm đến nay, địa phương đã kiểm tra, xử lý gần 300 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và 112 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Ông Huỳnh Quang Hưng cho biết, đến nay, bước đầu tình hình chiếm đất, xây dựng trái phép trên địa bàn đảo cơ bản đã được ngăn chặn. Các vi phạm về đất đai, xây dựng đã được kiểm tra, xử lý kịp thời, lập lại trật tự kỷ cương.

Đầu tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã yêu cầu huyện Phú Quốc khắc phục sớm một số tồn tại như: xây dựng không phép, sai phép; tranh chấp, khiếu kiện còn diễn biến phức tạp; tình hình an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường còn hạn chế; công tác bồi thường - tái định cư cho người dân còn vướng mắc….

Ông Phạm Vũ Hồng đề nghị lãnh đạo huyện Phú Quốc thời gian tới tập trung xử lý dứt điểm các dự án còn tồn đọng, trong đó quan trọng nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng và tái định cư phải được kiên quyết xử lý để giao đất cho nhà đầu tư.

Nỗ lực vươn dậy

Nhìn đi cũng phải nhìn lại. Dù còn một số tồn tại, song không thể phủ nhận, thời gian qua, Phú Quốc đã rất nỗ lực đưa kinh tế, xã hội, du lịch đảo Ngọc phát triển vượt bậc. Vị thế của đảo Ngọc ngày càng được nâng cao trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.

 

Báo cáo của huyện Phú Quốc cho thấy, 9 tháng năm 2019, đảo Ngọc đón khoảng 4 triệu khách du lịch. Lĩnh vực kinh tế tiếp tục được duy trì phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất trên 22 nghìn tỷ đồng, tăng 23,16% so cùng kỳ. Thu ngân sách 9 tháng 3.375 tỷ, tăng 13,98% so với cùng kỳ.

Công tác thu hút đầu tư là một điểm nhấn của Phú Quốc. Theo Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc, huyện đảo Phú Quốc có 299 dự án đầu tư trong các khu quy hoạch với tổng diện tích 10.578 ha. Trong đó, 258 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, với tổng diện tích 8.893 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 270.304 tỷ đồng, còn 41 dự án đang hoàn thiện thủ tục.

Diện mạo KT-XH của Phú Quốc đã hoàn toàn lột xác. Nhiều công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như trục giao thông Nam - Bắc và hệ thống đường vòng quanh đảo; cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc; Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; Cảng biển quốc tế An Thới; Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc; khu dân cư, đô thị… tạo bộ mặt hiện đại cho đảo Ngọc. Đặc biệt, lĩnh vực du lịch với những công trình đẳng cấp như Vinpearl Land, Casino Phú Quốc, cáp treo An Thới - Hòn Thơm, khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao ++ JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay và nhiều dự án, công trình khác đang tạo nên một thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí mới đầy hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Giấc mơ "thành phố biển đảo"

Phú Quốc đã và đang dốc sức tháo gỡ mọi rào cản để trỗi dậy, với mục tiêu trở thành điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực, có thể sánh ngang với Phuket, Bali… Trên hành trình đó, rất cần sự cởi mở, thông thoáng về cơ chế, chính sách, những điều kiện mà Trung ương cho phép để đảo Ngọc có thể "hóa Rồng".

Với những yêu cầu cấp thiết trong thực tế, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã chủ động đề xuất Chính phủ cho phép thành lập thành phố Phú Quốc. Theo ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, với bộ máy tổ chức chính quyền cấp huyện nông thôn như hiện nay, Phú Quốc đang "mặc một chiếc áo quá chật". Bộ máy chính quyền đã thực sự không còn đảm đương nổi khối lượng công việc được giao. "Đơn cử tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp tới mức tỉnh phải yêu cầu công an tăng cường lực lượng từ đất liền ra. Rồi chưa có nhà máy xử lý rác, hệ thống cấp nước, đường giao thông khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông thường xuyên ách tắc..." – ông Mai Anh Nhịn nói.

Theo các chuyên gia, những tồn tại của Phú Quốc vừa qua là mặt trái của quá trình phát triển. Những năm gần đây, Phú Quốc được định hướng trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đó là trọng trách lớn, "quá sức" nếu vẫn vận hành theo cơ chế của một chính quyền cấp huyện. Cũng chính vì cơ chế đi sau, nên những tồn tại phát sinh là dễ hiểu.

Thực tế, từ năm 2004, Phú Quốc đã được quy hoạch để trở thành một thành phố biển, đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Sau 15 năm, trước yêu cầu phát triển mới, đã đến lúc "chín muồi" để sớm chốt chủ trương "nâng cấp" lên thành phố biển đảo cho Phú Quốc. Bởi, chậm trễ cũng đi đôi với chậm tiến, và rất có thể phải bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn.

Mới đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang tổ chức triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đảo Phú Quốc và lập mới quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Có thể thấy, với định hướng này, yêu cầu về một chính quyền cấp thành phố là hoàn toàn hợp lý cho Phú Quốc.

Nam Anh

Theo Trí thức trẻ

 

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Định hướng chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trong thời gian tới

(Chuyenvientuvan) - Vừa qua, Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi đưa ra lấy ý kiến Quốc hội còn có ý kiến khác nhau về một số nội dung quan trọng của dự án Luật. Lợi dụng những cách hiểu chưa thống nhất, một số thế lực đã kích động đối tượng chống phá, quá khích làm tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương diễn biến phức tạp. 

Tạp chí Tuyên giáo xin giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, làm rõ một số vấn đề dư luận còn băn khoăn…

KHÁI NIỆM VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC MÔ HÌNH TƯƠNG TỰ TRÊN THẾ GIỚI

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (HCKTĐB) là một trong bốn loại đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và do Quốc hội quyết định thành lập (Khoản 9 Điều 70 và khoản 1 Điều 110 của Hiến pháp năm 2013). Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “đơn vị HCKTĐB do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị HCKTĐB đó”.

Đối với các nước trên thế giới, mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT) ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có đặc điểm và quy định riêng, tuy nhiên trong các tài liệu đều thống nhất khái niệm ĐKKT là khu vực được phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được bảo đảm về mặt an ninh; có thể chế quản lý hành chính riêng biệt; được hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể để phát triển kinh tế đặc thù, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thuận lợi để thu hút công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, khoa học...

Các ĐKKT trên thế giới có thể được phân loại thành các mô hình khác nhau căn cứ vào quy mô, tính chất của từng ĐKKT qua các thời kỳ. ĐKKT tổng hợp, đa chức năng và ĐKKT có chức năng chuyên biệt; ĐKKT chuyên về thương mại, dịch vụ, tài chính và ĐKKT sản xuất, chế tạo để xuất khẩu; ĐKKT có dân cư sinh sống; ĐKKT không có dân cư sinh sống... Thế hệ ĐKKT ban đầu chủ yếu cạnh tranh thu hút đầu tư dựa vào ưu đãi (thuế, đất đai…); thế hệ ĐKKT thứ hai dựa vào quy mô tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nước sở tại và lân cận; thế hệ các ĐKKT hiện nay cạnh tranh dựa vào sự kết nối và tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Mặc dù vậy, thế hệ ĐKKT hiện nay vẫn cần 2 yếu tố: 1) các ưu đãi không thể thấp hơn các vùng trong nước và 2) cần được bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu.

Như vậy, so với các mô hình ĐKKT trên thế giới cho thấy đơn vị HCKTĐB ở nước ta theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương thực chất cũng là một loại hình ĐKKT được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cả về kinh tế - xã hội và tổ chức chính quyền địa phương.

Một góc huyện đảo Phú Quốc

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP CÁC ĐƠN VỊ HCKTĐB TẠI VIỆT NAM

Một là, việc xây dựng và phát triển các đơn vị HCKTĐB là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong 3 Văn kiện của Đại hội Đảng khóa X, XI và XII, 3 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và XII(1), 6 Kết luận của Bộ Chính trị(2), 4 Nghị quyết của Quốc hội(3) và đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (khoản 8 Điều 84), Hiến pháp năm 2013 (khoản 9 Điều 70, khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 111) và nhiều đạo luật liên quan như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch và mới đây nhất là Luật Quốc phòng. Theo đó, việc thành lập đơn vị HCKTĐB là để thực hiện chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các kết luận của Bộ Chính trị, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và các quy định liên quan để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị.

Hai là, việc thành lập đơn vị HCKTĐB tại Việt Nam hiện nay không lỗi thời vì nhiều nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục xây dựng các ĐKKT thế hệ mới hoặc hoàn thiện thể chế, chính sách về các ĐKKT hiện có ở mức cao hơn, tiếp tục thử nghiệm thể chế mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh. Ví dụ, Trung Quốc (thành lập ĐKKT Tiền Hải thuộc ĐKKT Thâm Quyến (2013); khu thương mại tự do Thượng Hải (2013); ĐKKT Hùng An (2017) và bổ sung chính sách ĐKKT Hải Nam (tháng 5-2018); Thái Lan (2015); Malaysia (2009); Indonesia (2012); Myanmar (2015); Nhật Bản (2015), Thành phố Quốc tế tự do Jeju Hàn Quốc (2011). Ấn Độ có 221 ĐKKT (2017). Mỹ có 177 khu ngoại thương đang hoạt động (2013).

Ba là, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP) không có quy định cấm các nước thành viên thành lập ĐKKT. Việc tham gia các hiệp định này góp phần thúc đẩy cải cách thể chế trong nước nhưng chủ yếu tập trung vào cắt giảm hàng rào thuế quan, tạo thuận lợi về thương mại, đầu tư, hải quan mà không bao trùm tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, tổ chức chính quyền địa phương, tư pháp… như các quy định áp dụng tại đơn vị HCKTĐB.

Các đơn vị HCKTĐB của nước ta và các ĐKKT trên thế giới có mục tiêu thử nghiệm thể chế, chính sách của quốc gia, đồng thời tạo thuận lợi đặc biệt để thực thi các cam kết quốc tế trong bối cảnh cải cách môi trường đầu tư kinh doanh trong phạm vi cả nước vẫn còn hạn chế. 

Bốn là, qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phát triển chậm lại do việc khai thác các tiềm năng tĩnh của nền kinh tế đang dần tới hạn và sức hút của các mô hình khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC) sau 25 năm phát triển giảm dần, thiếu động lực phát triển đột phá. Lý do là: hệ thống pháp luật thiếu thống nhất; thiếu một cơ quan có đủ thẩm quyền quản lý hoạt động trên các lĩnh vực; bộ máy quản lý với thẩm quyền phân tán và có sự chồng lấn giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên cùng lĩnh vực, địa bàn; chính sách ưu đãi đầu tư thiếu nhất quán, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế và kém linh hoạt do bị khống chế bởi khung pháp luật chuyên ngành; thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh còn chưa đủ thông thoáng; phương thức phát triển kết cấu hạ tầng chưa đa dạng hóa; kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu...

Thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới, mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn, trì trệ, chúng ta thường tập trung gỡ bỏ những rào cản về thể chế để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy khai thác tiềm năng, lợi thế của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh rằng tất cả các bước ngoặt về kinh tế đều do những cải cách về thể chế mang lại.

Trong điều kiện môi trường thể chế trong nước vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thể tiến hành mở cửa hoàn toàn thì các ĐKKT vẫn là một trong hai sự lựa chọn tốt cho các nền kinh tế đang phát triển và hội nhập như Việt Nam. (Sự lựa chọn thứ nhất là cải cách toàn diện môi trường đầu tư và tự do hóa thương mại trên toàn bộ nền kinh tế).


Một là, xây dựng thể chế vượt trội tại các đơn vị HCKTĐB để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, cụ thể như: thể chế kinh tế, hành chính, tư pháp, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời góp phần thực hiện các Nghị quyết Trung ương, nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5-11-2016 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 5 khóa XII về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 6 khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.


CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA KHI XÂY DỰNG CÁC ĐƠN VỊ HCKTĐB TẠI VIỆT NAM

Hai là, khai thác tốt nhất các tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội tại các đơn vị HCKTĐB theo hướng xanh - tri thức - bền vững, phát triển công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, bảo vệ môi trường thiên nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, áp dụng phương thức quản lý khoa học, tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tạo tác động lan tỏa về phát triển kinh tế - xã hội đến vùng, cả nước, tạo điểm kết nối trong chuỗi giá trị khu vực và quốc tế.

Ba là, thu hút và huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của khu vực tư nhân trong nước và quốc tế để xây dựng và phát triển các đơn vị HCKTĐB bằng cải cách, đổi mới thể chế và môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng các đơn vị HCKTĐB chỉ đóng vai trò “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực khác.

Bốn là, đơn vị HCKTĐB là mô hình mới nên việc xây dựng các đơn vị HCKTĐB cần được thực hiện từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đồng thời, cơ chế, chính sách phải bảo đảm tính vượt trội, đủ sức cạnh tranh khu vực và quốc tế. 

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN LUẬT ĐƠN VỊ HCKTĐB TRÌNH QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Dự án Luật đơn vị HCKTĐB trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV có kết cấu gồm 6 chương, 85 điều và 6 Phụ lục, trong đó, tập trung quy định các cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức chính quyền và cơ quan tư pháp tại đơn vị HCKTĐB. Sau khi tiếp thu ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri, dự án Luật đang tiếp tục được hoàn thiện với một số nội dung cơ bản sau đây:

1. Cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội

  - Quy hoạch đơn vị HCKTĐB thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và chỉ xây dựng một quy hoạch tổng thể do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, cạnh tranh, thuận lợi thông qua thu hẹp các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh tại đơn vị HCKTĐB.

- Chính sách về đất đai và nhà ở: thời hạn sử dụng đất đai áp dụng như pháp luật hiện hành đối với khu kinh tế (không quá 70 năm); quy định về đối tượng người nước ngoài sở hữu về nhà ở được quy định thu hẹp hơn so với quy định hiện hành.

- Chính sách huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ có điều kiện để đầu tư xây dựng một số ít công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường cấp thiết và quan trọng của đơn vị HCKTĐB và chỉ là “vốn mồi”.

- Chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, tiền thuê đất chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc các ngành, nghề ưu tiên phát triển tại các đơn vị HCKTĐB có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. - Chính sách phát triển các ngành dịch vụ, du lịch thông qua cho phép bán hàng miễn thuế gắn với một số điều kiện để đảm bảo kiểm tra, giám sát; cấp thị thực có thời hạn và cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài như đang thực hiện thí điểm theo pháp luật hiện hành.

- Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân và chính sách đãi ngộ có tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại đơn vị HCKTĐB nhưng gắn với cơ chế ràng buộc trách nhiệm.

- Chính sách về lao động, an sinh xã hội: từng bước đổi mới, thay thế chế độ công chức biên chế suốt đời bằng chế độ công chức theo hợp đồng làm việc tại cơ quan, tổ chức của đơn vị HCKTĐB; quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài, nhất là lao động phổ thông.

2. Về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB Chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB là một cấp chính quyền gồm HĐND và UBND được tổ chức tinh gọn, được phân quyền thực hiện nhiều thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trên; thẩm quyền quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội được tập trung cho Chủ tịch UBND đặc khu, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, có cơ chế giám sát phù hợp, tránh lạm quyền.

3. Về tổ chức, thẩm quyền của cơ quan tư pháp và cơ quan quản lý nhà nước khác Tòa án nhân dân đơn vị HCKTĐB có các thẩm quyền tương đương với Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định hiện hành và được bổ sung thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các vụ việc, vụ án đặc thù về dân sự, kinh doanh, thương mại (bao gồm cả các vụ án, vụ việc có yếu tố nước ngoài) và thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND đơn vị HCKTĐB, Chủ tịch UBND đơn vị HCKTĐB. Viện kiểm sát nhân dân đơn vị HCKTĐB, cơ quan thi hành án dân sự đơn vị HCKTĐB được quy định tương ứng với thẩm quyền và tổ chức của Tòa án nhân dân đơn vị HCKTĐB. Các cơ quan quân đội, công an được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị HCKTĐB, đảm bảo an ninh, quốc phòng, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

 

Định hướng chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật trong thời gian tới

Dự án Luật đã được Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương nêu tại các văn kiện của Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển đơn vị HCKTĐB; bám sát và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tại kỳ họp thứ 4 và kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, đa số ý kiến ĐBQH tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh và nhiều nội dung của dự án Luật, đồng thời đóng góp các ý kiến về một số nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật.

Tuy nhiên, do còn có ý kiến khác nhau của một số ĐBQH, cơ quan, tổ chức, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung quan trọng của dự án Luật; sự kích động của một số đối tượng chống phá, quá khích đã làm tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương diễn biến phức tạp, Quốc hội đã biểu quyết tán thành việc chưa trình Quốc hội thông qua dự án Luật tại kỳ họp thứ 5 và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng để hoàn thiện dự án Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau.

Hiện nay, dự án Luật đang tiếp tục được Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, xác đáng của các vị ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri với các định hướng như sau:

Một là, bám sát chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển đơn vị HCKTĐB; bảo đảm không trái Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm quốc phòng an ninh, quyền và lợi ích của nhân dân;

Hai là, cơ chế, chính sách quy định tại Luật bảo đảm tính vượt trội, đủ sức cạnh tranh khu vực và quốc tế nhưng bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, cân nhắc toàn diện các yếu tố tác động về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh;

Ba là, kế thừa cơ chế, chính sách chung của dự thảo Luật đã đạt được sự đồng thuận của các vị ĐBQH tại kỳ họp thứ 4, thứ 5 và cơ quan, tổ chức có liên quan, trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của các vị ĐBQH, cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri để hoàn thiện dự án Luật.  

Chú thích:

(1) Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII tháng 12-1997; Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII tháng 11-2016; Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII tháng 6-2017.

(2) Thông báo 108-TB/TW ngày 1-10-2012; Kết luận số 53-KL/ TW ngày 24-12/2012; Kết luận số 81-KL/TW ngày 31-12-2013; Kết luận số 60–KL/TW ngày 16-4- 2013; Kết luận số 74-KL/TW ngày 17-10-2013; Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22-3-2017.

(3) Nghị quyết số 142/2016/ QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020; Nghị quyết số 24/2016/ QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết số 48/2017/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 8-6-2017 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

 

Nguyễn Chí Dũng

Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Bất động sản Phú Quốc vẫn sôi động còn Vân Đồn và Bắc Vân Phong đóng băng

Sau quyết định tạm dừng thông qua Luật đặc khu, giao dịch ở 3 vùng dự kiến lên đặc khu đều bị ảnh hưởng. Giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong bị đóng băng hoàn toàn, gần như không có giao dịch nào được thực hiện. Trong khi đó, thị trường bất động sản Phú Quốc bị ảnh hưởng ít hơn.

Giao dịch bất động sản Phú Quốc vẫn sôi động

Theo báo cáo tình hình giao dịch bất động sản 6 tháng đầu năm của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thời điểm đầu quý II, thị trường bất động sản Vân Đồn và Bắc Vân Phong chứng kiến giao dịch sôi động ở cả phân khúc đất dự án và đất thổ cư trong dân. Số lượng sàn giao dịch và nhân viên môi giới tự do tăng lên đột biến. Số lượng nhà đầu tư từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến đầu tư, lướt sóng tăng kỷ lục so với năm 2017.

Trong kỳ họp XIV lần thứ 5 vừa qua, việc Quốc hội chưa thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt khiến giao dịch ở Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị “đóng băng”. Các nhà đầu tư, nhân viên môi giới đã dần dần rút khỏi thị trường. Hiện tại giá đất tại khu vực vẫn giữ ở mức cao nhưng thanh khoản rất thấp.

Riêng tại Phú Quốc, với tốc độ di dân từ các vùng ra Phú Quốc cực lớn, nhu cầu đất nền vẫn rất nóng. Giao dịch đất nền trong các khu dân cư vẫn diễn ra khá sôi động, giá giao dịch vẫn tăng nhẹ. Đất công, đất nền đất đô thị có quy hoạch tốt, vị trí đắc địa, giá vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đó là thực tế ở những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng. 

Bạn quan tâm đến giá đất Phú Quốc có thể tham khảo tại đây: biến động giá đất Phú Quốc 2018.

Phú Quốc vẫn có nền tảng & giá trị thặng dư hơn hẳn 2 khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong.

Nền tảng và giá trị thặng dư tốt tại Phú Quốc

Dù bị ảnh hưởng ít hơn nhưng giao dịch tại Phú Quốc vẫn bị chững lại so với đợt sốt quý I/2018. Các khu phân lô tự phát, không được phê duyệt dự án thì đóng băng, ít giao dịch. 

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHÚ QUỐC SẼ ỔN ĐỊNH VÀ CHUYÊN NGHIỆP

Theo nhiều nhận định của các chuyên gia hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, việc Quốc hội lùi xem xét thông qua Luật Đặc khu được xem là cơ hội để sàng lọc nhà đầu tư, sàng lọc thị trường, giúp môi trường kinh doanh bất động sản ở các vùng dự kiến lên đặc khu chuyên nghiệp hơn.

Bạn cần tư vấn, tìm hiểu thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0907 786 100 hoặc hòm thư: khanhluu2110@gmail.com. Dân Đầu Tư rất hân hạnh và sẵn lòng hỗ trợ bạn 24h mỗi ngày. 

Chúng tôi cũng hỗ trợ kiểm tra quy hoạch miễn phí, vui lòng đăng ký tại đây!